tailieunhanh - Vỏ da Lớp Lưỡng cư (Amphibia)

Vỏ da Lớp Lưỡng cư (Amphibia) Do thích nghi với việc chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn, da lưỡng cư có nhiều biến đổi, vẩy biến mất, biểu bì có tầng ngoài hóa sừng bảo vệ cho da khỏi bị khô. | Vỏ da Lớp Lưỡng cư Amphibia Do thích nghi với việc chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn da lưỡng cư có nhiều biến đoi vẩy biến mất biểu bì có tầng ngoài hóa sừng bảo vệ cho da khỏi bị khô. Tầng sừng này có thể bong ra ngoài và được thay thế bằng tầng sinh sản ở bên dưới đó là hiện tượng lột xác. Da của nòng nọc có cấu tạo tương tự như da cá nhưng ở trưởng thành thì cấu tạo phức tạp hơn. 1. Cấu tạo - Biểu bì có nhiều tầng Tầng ngoài cùng là tầng tế bào chết hóa sừng bảo vệ khỏi khô nhưng vẫn đảm bảo sự trao đổi nước được thay thế. - Bì là lớp trong về cấu tạo cơ bản không sai khác cá nhưng có nhiều mạch máu hơn làm tăng khả năng hô hấp có nhiều sợi đàn hồi. Tầng trên cùng của bì năm dưới biểu bì là tầng có nhiều sắc tố. Màu sắc da lưỡng cư do 3 loại sắc tố là sắc tố đen chứa melanin hay hạt nâu sắc tố trắng tinh thể guanin và tế bào sắc tố mỡ chứa các hạt mỡ màu vàng hay đỏ. 2. Sản phẩm của da gồm - Có nhiều tuyến da đơn bào và đa bào. Tuyến đơn bào cấu tạo như ở cá chỉ thấy ở một số Lưỡng cư có đuôi và nòng nọc. Tuyến đa bào phổ biến ở cá thể trưởng thành. Tuyến da tiết ra chất nhầy giữ cho da luôn ẩm bôi trơn và dễ hòa tan khí. - Nhiều loài lưỡng cư không đuôi sống trên cạn có tuyến độc do tuyến da biến đổi thành tuyến mang tai của cóc . Chất tiết của tuyến độc là một chất màu trắng chứa alcaloit độc với nhiều loài động vật khác nhau nhưng không độc với đồng loại. Một số loài ếch núi có tuyến tiết chất dinh ở chân giúp chúng leo trèo trên vách đá. - Một số loài có di tích của vảy như các tấm xương ở lưng cóc giống Bufo hay bàn chân của giống Pelobates. Một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN