tailieunhanh - Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Huế

Bài viết trình bày việc tìm hiểu hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Dược Huế và xác định các yếu tố liên quan đến hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở đối tượng nghiên cứu. | Hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Huế Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9 số 4 - tháng 7 2019 HÀNH VI TÌM KIẾM SỰ TRỢ GIÚP ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ Nguyễn Văn Hùng Hoàng Thị Hương Lan Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Đại học Huế Tóm tắt Đặt vấn đề Tìm kiếm sự trợ giúp là kỹ năng cốt yếu giúp sinh viên đối phó tốt với các yếu tố nguy cơ và cải thiện sức khỏe tâm thần cho bản thân. Tuy nhiên hiện có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này ở sinh viên Y khoa. Mục tiêu 1. Tìm hiểu hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y Dược Huế và 2. Xác định các yếu tố liên quan đến hành vi tìm kiếm sự trợ giúp đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 671 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy sử dụng Thang đo mức độ trầm cảm lo âu và stress của Lovibond 1995 và Thang đo thái độ đối với tìm kiếm sự trợ giúp ATSPPH của Allyn 1995 . Kết quả Độ tuổi trung bình là 18 8 0 8. Có 56 sinh viên chưa từng nghe đến tìm kiếm sự trợ giúp 79 hiểu biết chưa đúng và chỉ có 2 4 sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp khi có dấu hiệu trầm cảm lo âu hoặc stress quá mức 14 thường xuyên tìm kiếm sự trợ giúp chủ yếu là từ cha mẹ hoặc bạn thân. Tỷ lệ tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia y tế hoặc chuyên gia tâm lý chỉ chiếm khoảng 12 . Kết luận Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp ở sinh viên Y khoa năm thứ nhất là rất thấp trong khi tỷ lệ trầm cảm lo âu và stress lại khá cao. Truyền thông và trang bị kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp cho sinh viên năm thứ nhất là giải pháp rất quan trọng nhằm giúp sinh viên cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần. Từ khóa Tìm kiếm sự trợ giúp trầm cảm lo âu stress sinh viên Y khoa Abstract HELP SEEKING BEHAVIORS FOR MENTAL HEALTH PROBLEMS AMONG FIRST YEAR MEDICAL STUDENTS Nguyen .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN