tailieunhanh - Nghiên cứu thực nghiệm cải tiến đặc tính nhiệt học của tấm pin mặt trời

Nghiên cứu này nhằm mục đích hỗ trợ quá trình giữ nhiệt độ làm việc của tấm pin ở vùng gần giá trị nhiệt độ môi trường bằng giải pháp kết hợp sử dụng vật liệu chuyển pha (PCM) và hệ thống làm mát bằng nước. | Nghiên cứu thực nghiệm cải tiến đặc tính nhiệt học của tấm pin mặt trời Tạp Chí Khoa Học Giáo Dục Kỹ Thuật Số 58 06 2020 Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh 43 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CẢI TIẾN ĐẶC TÍNH NHIỆT HỌC CỦA TẤM PIN MẶT TRỜI EXPERIMENTAL INVESTIGATION ON IMPROVEMENT FOR THERMAL RESPONSE OF PHOTOVOLTAIC PANELS Nguyễn Vũ Lân Hoàng An Quốc Nguyễn Thành Sơn Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Việt Nam Ngày toà soạn nhận bài 11 5 2020 ngày phản biện đánh giá 28 5 2020 ngày chấp nhận đăng 28 5 2020. TÓM TẮT Đặc tính nhiệt điện của tấm pin mặt trời PV solar cells thương phẩm nói chung có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa nhiệt độ làm việc của tấm pin và hiệu suất sinh điện. Do đó để tối đa hóa quá trình sinh điện cần phải có cơ chế hỗ trợ sao cho nhiệt độ làm việc của tấm được giữ ở vùng giá trị càng thấp càng tốt. Tấm pin thường có cấu trúc phẳng được lắp đặt với khoảng trống thoáng ở cả mặt trước và mặt lưng. Tuy nhiên nhiệt độ làm việc thực tế vẫn khá cao so với nhiệt độ môi trường và do đó hiệu suất sinh điện thực tế thấp hơn nhiều so với hiệu suất định mức ghi trong thông số kỹ thuật của tấm pin. Nghiên cứu này nhằm mục đích hỗ trợ quá trình giữ nhiệt độ làm việc của tấm pin ở vùng gần giá trị nhiệt độ môi trường bằng giải pháp kết hợp sử dụng vật liệu chuyển pha PCM và hệ thống làm mát bằng nước. Kết quả cho thấy nhiệt độ làm việc của tấm pin khi được xử lý hỗ trợ bằng phương án kết hợp có giá trị thấp hơn tấm pin không được hỗ trợ khoảng 7oC 15oC qua đó giúp tăng thời gian duy trì hiệu suất sinh điện đầu ra của tấm pin trong quá trình vận hành cao hơn hiệu suất của tấm pin không được hỗ trợ khoảng 3 07 . Mức giảm nhiệt độ và thời gian duy trì khoảng nhiệt độ làm việc thấp phụ thuộc vào hàm lượng PCM được sử dụng hình thức trao đổi nhiệt của hệ làm mát bằng nước và điều kiện môi trường bao gồm cường độ bức xạ tới và nhiệt độ môi trường xung quanh. Bên cạnh đó mức độ tiếp xúc trao đổi nhiệt giữa các thành phần kết cấu của hệ là yếu tố ảnh hưởng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN