tailieunhanh - Chữ Quốc ngữ trong cuộc cải cách giáo dục của Pháp tại Việt Nam thời thuộc địa (1906-1930)

Thông qua việc trình bày một cách có hệ thống về việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong hai cuộc cải cách của Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa, nghiên cứu này chỉ ra quá trình người Pháp áp đặt chữ Quốc ngữ ở Việt Nam để từng bước thay thế và xoá bỏ nền giáo dục Nho giáo. Qua đó, bài viết rút ra những nhận định về hệ quả tích cực mà Pháp đã áp đặt sử dùng chữ Quốc ngữ trong chương trình cải cách giáo dục trong suốt thời kì cai trị của họ. | Chữ Quốc ngữ trong cuộc cải cách giáo dục của Pháp tại Việt Nam thời thuộc địa 1906-1930 34 Trần Xuân Hiệp Nguyễn Hữu Phúc Chữ Quốc ngữ trong cuộc cải cách giáo dục của Pháp tại Việt Nam thời thuộc địa 1906 1930 Trần Xuân Hiệp Trường Đại học Duy Tân Nguyễn Hữu Phúc Phòng Tư liệu Trí Thông Đường Tp. Huế Email liên hệ hiepdtu@ Tóm tắt Thông qua việc trình bày một cách có hệ thống về việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong hai cuộc cải cách của Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa nghiên cứu này chỉ ra quá trình người Pháp áp đặt chữ Quốc ngữ ở Việt Nam để từng bước thay thế và xoá bỏ nền giáo dục Nho giáo. Qua đó bài viết rút ra những nhận định về hệ quả tích cực mà Pháp đã áp đặt sử dùng chữ Quôc ngữ trong chương trình cải cách giáo dục trong suốt thời kì cai trị của họ. Từ khoá Cải cách giáo dục Chữ Quốc ngữ Pháp Việt Nam. Quoc Ngu in the French s educational reform in colonial Vietnam 1906 - 1930 Abstract Through presenting systematically the use of the Quoc Ngu Vietnamese National Writing in two French educational reforms in colonial Vietnam the author shows the process by which the French imposed the Vietnamese national script in Vietnam to gradually replace and abolish the Confucian education here. Thereby the author draws on the positive outcomes that France has imposed on using Quoc Ngu in the educational reform program during their rule. Key words Educational reform Quoc Ngu French Vietnamese. Ngày nhận bài 12 02 2020 Ngày duyệt đăng 10 05 2020 1. Đặt vấn đề Với kinh nghiệm của một nước thực dân nhà nghề nhà nước Pháp thời bấy giờ hiểu rõ tầm quan trọng và sức mạnh của giáo dục trong chính sách cai trị tại các xứ thuộc địa ở Đông Dương. Do vậy Pháp sử dụng giáo dục như một công cụ đắc lực để phục vụ công cuộc khai thác và bóc lột Việt Nam. Để phục vụ cho guồng máy cai trị người Pháp đặt mục tiêu xoá bỏ nền giáo dục Nho học và xây dựng hệ thống giáo dục theo kiểu phương Tây với đầy đủ các bậc học và các môn học thế tục. Ban đầu người Pháp bảo lưu chế độ giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN