tailieunhanh - Luận văn: Phật giáo trên vùng đất Quảng Trị trong các thế kỷ XVII–XIX

Luận văn góp phần phục dựng một cách có hệ thống diện mạo lịch sử Phật giáo ở Quảng Trị từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, từ đó làm sáng tỏ sự du nhập của Phật giáo vào Quảng Trị, sự phát triển của Phật giáo ở Quảng Trị qua các thời kỳ lịch sử, những đặc điểm và đóng góp của Phật giáo về mọi phương diện của đời sống nhân dân trên vùng đất này. | Luận văn Phật giáo trên vùng đất Quảng Trị trong các thế kỷ XVII XIX MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Lý do chọn đề tài Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông Trích bài thơ Nhớ chùa Thích Mãn Giác Phật giáo một tôn giáo có mặt từ rất sớm đã ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng đến đời sống của nhân dân. Hình ảnh ngôi chùa quá đỗi thân thuộc trong tâm thức người Việt. Chùa là nơi sinh hoạt của cộng đồng ở đó bất phân sang hèn chủng tộc lứa tuổi. Là nơi cầu bình an của người dân là nơi tu học của tăng ni cư sĩ Phật tử nơi truyền bá giáo lý đạo Phật với mục đích làm vơi đi nỗi khổ hóa giải niềm đau. Nói cách khác chùa là một biểu hiện cụ thể cho triết lý từ bi của Phật giáo cho tinh thần hòa bình hòa hợp của người Việt Nam. Đạo Phật đã truyền vào nước ta từ rất sớm ngay từ buổi đầu công nguyên thông qua câu chuyện Chử Đồng Tử học đạo với một nhà sư Ấn Độ là Phật Quang sau đó là sự hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu thủ phủ của quận Giao Chỉ nước ta thời bấy giờ. Lịch sử Phật giáo Việt Nam hình như quyện lẫn với lịch sử của dân tộc tạo thành một sợi dây khăng khít dài khắp mấy ngàn năm lịch sử bước chân người Việt đi tới đâu thì văn hóa đạo Phật có mặt ở đó. Đến thế kỷ XI XIV trong các thời Lý Trần Phật giáo phát triển cực thịnh được xem là quốc giáo. Phật giáo là luồng tư tưởng chủ đạo ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội mọi thành phần xã hội từ vua quan đến người dân. Đến thế kỷ XV XVI trong thời Hậu Lê Nho giáo được đề cao Phật giáo dần dần trở thành thứ yếu. Trong các thế kỷ XVII XIX các chính quyền Trịnh Nguyễn Nhà Tây Sơn tiếp đến là Nhà Nguyễn các nhà nước phong kiến đã có những chính sách chấn hưng đạo Phật có các hoạt động như chỉnh đốn chùa chiền đúc chuông tạc tượng tạo điều kiện thuận lợi cho tăng sĩ truyền đạo và hành đạo Góp phần làm cho tinh thần Phật giáo được phục hưng giáo lý Phật Đà được truyền bá rộng rãi hơn trong dân chúng. Đến nửa đầu thế kỷ XX phong trào chấn hưng Phật giáo diễn ra

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN