tailieunhanh - Bài thảo luận học môn Kinh tế vĩ mô

Gắn liền với công cuộc đổi mới và mở cửa ở nước ta, có nhiều yêu cầu phải mở giải quyết cùng một lúc: Vừa ổn định, vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Nhu cầu mở rộng lượng tiền cung ứng (Cầu về tiền) ngày càng lớn, dẫn đến sự xác lập quan hệ cung - cầu mới về tiền trong khi đó vẫn phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô với hạt nhân là ổn định tiền tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát. | Mục tiêu của chính sách tiền tệ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước : ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Trên cơ sở mục tiêu chung đã quy định, trong các năm qua việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN luôn hướng vào việc : ổn định giá trị đồng tiền, góp phần kiềm chế và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ. Hàng năm, thông qua các công cụ chính sách tiền tệ NHNN điều tiết khối lượng tiền cung ứng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra. Nếu như trước đây NHNN sử dụng công cụ điều tiết tiền tệ trực tiếp (hạn mức tín dụng), đến nay đã chuyển dần sang sử dụng các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp (tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, thị trường mở). Cùng với các công cụ nói trên, thì tỷ giá và lãi suất cũng trở thành công cụ hỗ trợ có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Qua số liệu bảng 1 cho thấy, tổng phương tiện thanh toán cung ứng cho nền kinh tế phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá cả qua các năm. Trong điều kiện lạm phát thấp, cung ứng tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế tăng nhằm góp phần ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ngược lại khi chỉ số giá cả tăng thì NHNN thực hiện thắt chặt tiền tệ (năm 2008 tổng phương tiện thanh toán cung ứng cho nền kinh tế giảm xuống chỉ còn 17% so với năm 2007).