tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả điều trị trật khớp cùng đòn bằng tái tạo dây chằng quạ đòn
Luận án khảo sát trên thực nghiệm một số đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học: chiều dài, đường kính và độ bền chắc của gân gấp nông ngón tay 3. Đánh giá kết quả điều trị trật khớp cùng đòn độ III mãn tính; độ IV, V và các trường hợp đã phẫu thuật thất bại bằng mổ nắn trật, tái tạo dây chằng quạ đòn 2 bó theo giải phẫu và tái tạo dây chằng cùng đòn từ gân gấp nông ngón tay 3 về: phục hồi chức năng, X quang, các biến chứng và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả X quang và phục hồi chức năng. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học Nghiên cứu kết quả điều trị trật khớp cùng đòn bằng tái tạo dây chằng quạ đòn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ XUÂN THÀNH NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP CÙNG ĐÕN BẰNG TÁI TẠO DÂY CHẰNG QUẠ ĐÕN Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và tạo hình Mã số 62720129 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2020 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học . LÊ CHÍ DŨNG Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Vào hồi .giờ .phút ngày tháng năm . Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Khoa học Tổng hợp - Thư viện Đại học Y Dược 1 MỞ ĐẦU Hiện nay tại Việt Nam do tình hình tai nạn giao thông tăng lên đặc biệt là xe gắn máy 2 bánh gây té đập vai gây ra nhiều tổn thương khớp cùng đòn. Chỉ định phẫu thuật được chỉ định cho Trật khớp cùng đòn TKCĐ độ IV V VI độ III thì còn nhiều tranh cãi phân độ theo Rockwood . Đến nay có hơn 60 phương pháp phẫu thuật điều trị TKCĐ. Nhiều phương pháp ban đầu là nắn và cố định bằng kim loại. Những kỹ thuật này thường có biến chứng do dụng cụ kim loại gây ra mà phải lấy bỏ dụng cụ và kết quả chức năng không cao và tỷ lệ thất bại cao trên X quang. Có nhiều phương pháp phẫu thuật mô mềm được báo cáo với mục đích tái tạo lại chức năng của dây chằng quạ đòn và hoặc dây chằng cùng đòn bị đứt. Những phương pháp này bao gồm tạo hình dây chằng chuyển cơ và tái tạo dây chằng từ mô tự thân đồng loại hoặc nhân tạo. Các phương pháp này khó duy trì sự nắn khớp bởi vì dây chằng được chuyển thì không mạnh bằng và không tái tạo giải phẫu bình thường như dây chằng quạ đòn tự nhiên. Điều này dẫn tới sự phát triển của phương pháp tái tạo dây chằng quạ đòn như giải phẫu với mục đích tái tạo giải phẫu dây chằng quạ đòn sử dụng mô ghép đủ mạnh. Tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu tổng
đang nạp các trang xem trước