tailieunhanh - Tôn giáo và kinh tế (Qua khảo cứu quan niệm của M. Weber và E. F. Schumacher)
Thoạt tiên có cảm giác tôn giáo và kinh tế ít có liên hệ với nhau. Trong khi tôn giáo hướng con người tới những giá trị siêu việt, chủ yếu bàn về thế giới bên kia thì kinh tế bận tâm tới những vấn đề “cơm áo gạo tiền” thường ngày, hoàn toàn thuộc về thế giới trần thế này. Trong khi tôn giáo nhấn mạnh các giá trị tâm linh, tinh thần, duy tâm, thì kinh tế lại đề cao các giá trị vật chất, cổ vũ cho cái văn hóa duy vật và tiêu dùng. Trong khi tôn giáo coi trọng lương tâm, bổn phận và trách nhiệm đạo đức, hướng tới mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân đạo, thì kinh tế lại đặt lợi ích lên hàng đầu, hướng nhân loại tới sự phồn vinh của cải vật chất. Tuy nhiên, thực tế tôn giáo có tác động không nhỏ theo nhiều chiều kích tới kinh tế. Bài viết giới thiệu quan niệm của M. Weber và Schumacher về chủ đề này. | Tôn giáo và kinh tế Qua khảo cứu quan niệm của M. Weber và E. F. Schumacher Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 2018 3 NGUYỄN QUANG HƯNG TÔN GIÁO VÀ KINH TẾ Qua khảo cứu quan niệm của M. Weber và E. F. Schumacher Tóm tắt Thoạt tiên có cảm giác tôn giáo và kinh tế ít có liên hệ với nhau. Trong khi tôn giáo hướng con người tới những giá trị siêu việt chủ yếu bàn về thế giới bên kia thì kinh tế bận tâm tới những vấn đề cơm áo gạo tiền thường ngày hoàn toàn thuộc về thế giới trần thế này. Trong khi tôn giáo nhấn mạnh các giá trị tâm linh tinh thần duy tâm thì kinh tế lại đề cao các giá trị vật chất cổ vũ cho cái văn hóa duy vật và tiêu dùng. Trong khi tôn giáo coi trọng lương tâm bổn phận và trách nhiệm đạo đức hướng tới mục tiêu cao cả của chủ nghĩa nhân đạo thì kinh tế lại đặt lợi ích lên hàng đầu hướng nhân loại tới sự phồn vinh của cải vật chất. Tuy nhiên thực tế tôn giáo có tác động không nhỏ theo nhiều chiều kích tới kinh tế. Bài viết giới thiệu quan niệm của M. Weber và Schumacher về chủ đề này. Từ khóa tôn giáo kinh tế kinh tế học kinh tế học Phật giáo. 1. Tôn giáo và kinh tế Quan điểm của M. Weber Trước hết bài viết muốn tổng quan quan niệm của K. Marx vốn có ảnh hưởng lớn tới nhãn quan các nhà mác xít ở Việt Nam. Theo K. Marx tôn giáo thuộc lĩnh vực kiến trúc thượng tầng hoàn toàn bị chế ước bởi các điều kiện kinh tế cơ sở hạ tầng của xã hội. Các điều kiện kinh tế quyết định niềm tin tôn giáo. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bị chế ước bởi cơ sở vật chất tức tồn tại xã hội chỉ có thể tác động trở lại thúc đẩy hoặc cản trở kinh tế. Các nhà mác xít quen thuộc với luận điểm của F. Angels chính cái nhà nước ấy xã hội ấy đẻ ra tôn giáo . Không có điều kiện nghiên cứu các tôn giáo Á Đông cũng như các tôn giáo lớn như Hindu giáo hay Islam giáo các nhà Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày gửi bài 12 3 2018 Ngày biên tập 19 3 2018 Ngày duyệt đăng 23 3 2018. 4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 3 - 2018 kinh điển K. Marx F. Angels . Lenin chủ yếu dựa trên những hiểu biết về Do Thái .
đang nạp các trang xem trước