tailieunhanh - Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN

Mục đích của luận án nhằm Làm rõ những vấn đề liên quan đến sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN như các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng mức độ tham gia, các tác động của di chuyển lao động nội khối tới kinh tế - xã hội của đất nước để đưa ra giải pháp phù hợp với bối cảnh trong thời gian tới. | Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối ASEAN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển và quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các nơi trên thế giới việc di chuyển lao động giữa các quốc gia đã và đang trở thành phổ biến. Các dòng di chuyển lao động được hình thành chủ yếu từ sự chênh lệch điều kiện kinh tế xã hội của các quốc gia. Hay nói cách khác xuất phát từ vấn đề lợi ích. Cùng với xu hướng khu vực hóa những động thái của di chuyển lao động nội khối đang trở thành một vấn đề nổi trội trong việc thúc đẩy liên kết và tăng trưởng kinh tế khu vực. Sự gần gũi về khoảng cách địa lý tương đồng về kinh tế xã hội và những cam kết hợp tác thống nhất giữa các quốc gia thành viên trong một khối kinh tế là điều kiện tốt nhất cho tự do hóa di chuyển nguồn lực trong đó có di chuyển lao động nội khối nhằm phát triển kinh tế hiệu quả hơn. Trong nhiều năm qua các quốc gia thành viên ASEAN đã hợp tác với nhau nhằm tăng cường công tác quản lý lao động di cư bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Năm 2015 việc các quốc gia ASEAN sẽ trở thành một Cộng đồng kinh tế thống nhất được kỳ vọng là sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho tăng trưởng trong khu vực. Xu hướng hợp tác để phát triển khi hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vẽ ra những lợi ích mà các quốc gia có thể đạt được khi xây dựng thị trường lao động chung và các nước thành viên cùng tham gia vào di chuyển lao động nội khối. Rút kinh nghiệm từ những vấn đề về di chuyển lao động nội khối EU các quốc gia ASEAN mới bước đầu tập trung cho phép di chuyển lao động có kỹ năng thông qua các Thỏa thuận về công ước tay nghề tương đương MRA tạo thuận lợi cho việc tự do hóa và làm việc tại các nước trong khu vực đối với 8 nhóm ngành nghề dịch vụ tay nghề cao. Nhưng điều này khiến cho các nước ASEAN phải đối mặt với nhiều vấn đề khác do sự di chuyển lao động tay nghề thấp và tay nghề trung bình gây ra bởi trình độ kinh tế xã hội hiện nay ở tất cả các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    110    0    29-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.