tailieunhanh - Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ tưới cho đất trồng lúa trong điều kiện hạn hán tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: thu thập số liệu, thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của các bên liên quan, và khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ, đập đều có quy mô vừa và nhỏ nên không đủ tưới cho vùng canh tác lúa, đặc biệt là vào vụ Hè Thu. Việc sử dụng các trạm bơm lưu động nhằm tưới cho diện tích đất trồng lúa bị hạn là chưa hiệu quả ở những vùng có địa hình cao. Nguồn nước mặt chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho diện tích lúa trên địa bàn huyện. Với thực trạng đó, nghiên cứu đã phân tích các giải pháp đã được áp dụng để từ đó đề xuất các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, giải pháp về phát triển thủy lợi và giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa phù hợp với thực tế địa phương. | Thực trạng quản lý và sử dụng nguồn nước mặt phục vụ tưới cho đất trồng lúa trong điều kiện hạn hán tại huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng Tạp chí Khoa học Đại học Huế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn pISSN 2588 1191 eISSN 2615 9708 Tập 129 Số 3A 2020 Tr. 83 95 DOI THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ TƯỚI CHO ĐẤT TRỒNG LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Trần Thị Phượng1 Hồ Việt Hoàng1 Nguyễn Thị Hải1 Trịnh Ngân Hà1 Huỳnh Văn Chương2 1 Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế 102 Phùng Hưng Huế Việt Nam 2 Cơ quan Đại học Huế 3 Lê Lợi Huế Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm thu thập số liệu thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của các bên liên quan và khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ đập đều có quy mô vừa và nhỏ nên không đủ tưới cho vùng canh tác lúa đặc biệt là vào vụ Hè Thu. Việc sử dụng các trạm bơm lưu động nhằm tưới cho diện tích đất trồng lúa bị hạn là chưa hiệu quả ở những vùng có địa hình cao. Nguồn nước mặt chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho diện tích lúa trên địa bàn huyện. Với thực trạng đó nghiên cứu đã phân tích các giải pháp đã được áp dụng để từ đó đề xuất các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất trồng lúa giải pháp về phát triển thủy lợi và giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa phù hợp với thực tế địa phương. Từ khóa đất trồng lúa hạn hán nguồn nước mặt quản lý Hòa Vang 1 Đặt vấn đề Ở hầu hết các nước châu Á sản xuất lúa nước là một hoạt động kinh tế cung cấp việc làm và thu nhập chính cho người dân ở vùng nông thôn 3 . Trong sản xuất lúa nước là một trong những yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nước là điều kiện để thực hiện các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN