tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong

Đề tài nghiên cứu này nghiên cứu một số phương pháp dạy và học, những thành tựu trong việc đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các khối từ lớp 1 đến lớp 5 đặc biệt là kết quả của việc nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số của các giáo viên đứng lớp và các giáo viên bộ môn ở trường Tiểu học Lê Hồng Phong. | Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV Thái Thị Luận MỤC LỤC MỞ ĐẦU . 2 . Tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học tập rèn luyện ở lớp ở nhà . 20 . Tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc nhất là phong tục tập quán. . 23 . Rèn luyện các thói quen và hành vi văn minh . 27 . Phối hợp kịp thời với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. . 29 . KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 31 luận . 31 nghị . 32 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DTTS Dân tộc thiểu số HSDTTS Học sinh dân tộc thiểu số TCTV Tăng cường tiếng việt GDTH Giáo dục tiểu học HS Học sinh GV Giáo viên 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV Thái Thị Luận I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định vị thế cùng sự bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc trong cùng khu vực hay trên thế giới là chất lượng nguồn nhân lực. Việc tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật và kỹ năng làm việc cao đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong xu thế quốc tế hoá toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay là một đòi hỏi khách quan. Để đáp ứng yêu cầu khách quan ấy giáo dục đào tạo là công cụ quan trọng bậc nhất có ý nghĩa quyết định trong việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Vai trò quan trọng của giáo dục đào tạo thể hiện ở chỗ nó phát hiện bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực không chỉ trên bình diện xã hội rộng lớn mà còn có khả năng tiếp cận đến từng cá nhân từ đó giáo dục và đào tạo đóng vai trò tạo nguồn trực tiếp về mặt chủ thể cho các quá trình phát triển kinh tế xã hội và đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mỗi dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta cơ hội học tập và nâng cao trình độ của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng nhiều hơn. Đến nay các tỉnh miền núi đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN