tailieunhanh - Phân cấp quản lý và chương trình xóa đói giảm nghèo

Nghiên cứu này gồm có bốn nội dung chính: Phần thứ nhất trình bày khái niệm liên quan đến phân cấp, phần thứ hai mô tả về cơ chế phân cấp quản lý hiện tại ở Việt Nam. Phần ba là những phân tích liên quan đến phân cấp trong quản lý, thực hiện Chương trình XĐGN và phần cuối cùng là một trường hợp nghiên cứu điểm tại tỉnh Hòa Bình. | Phân cấp quản lý và chương trình xóa đói giảm nghèo Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương Nguyễn Mậu Dũng Philippe Lebailly Đặt vấn đề Trong thập kỷ vửa qua việc phân cấp diễn ra hầu hết trong tất cả các quốc gia đặc biệt tại các nước đang phát triển chủ yếu vì động cơ chính trị. Phân cấp nhằm hướng đến tính hiệu quả công bằng và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Bốn khía cạnh chính được đề cập trong phân cấp đó là phân cấp quản lý hành chính phân cấp quản lý tài chính phân cấp chính trị và phân cấp thị trường hay còn gọi là phân cấp kinh tế. Phân cấp quản lý hành chính tập trung vào sự ủy thác quyền lực ở các cấp độ hành chính khác nhau. Phân cấp quản lý tài chính tập trung vào việc phân phối lại trách nhiệm về tài chính của các cấp. Phân cấp về chính trị tập trung vào việc phân chia quyền lực trong ra quyết định và lập kế hoạch. Phân cấp về kinh tế hay còn gọi là phân cấp thị trường được coi là hình thức toàn diện nhất vì nó thực hiện chuyển giao trách nhiệm từ các lĩnh vực công đến lĩnh vực tư nhân. Tại Việt Nam phân cấp chủ yếu là phân cấp quản lý. Sự phân cấp trong quản lý sẽ góp phần làm tăng sự tham gia của cộng đồng nói chung và của người dân nói riêng trong các hoạt động kinh tế chính trị xã hội. Việc phân cấp có thể giảm được các thủ tục quan liêu phức tạp giảm được sự tắc nghẽn trong việc ra quyết định và giúp cho việc ra quyết định của chính quyền phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của người dân cũng như đáp ứng được xu thế phát triển chung. Tuy nhiên việc phân cấp quản lý cũng có những tồn tại liên quan đến năng lực địa phương. Sự yếu kém về năng lực quản lý và năng lực thể chế của cán bộ địa phương có thể dẫn đến những mất mát về mặt nguồn lực nhất là nguồn lực tài chính làm cho các hoạt động vận hành kém hiệu quả không thúc đẩy được sự hợp tác giữa người dân và các tổ chức xã hội cũng như các tổ chức tư nhân trong phát triển nông thôn. Từ sau Đổi Mới năm 1986 Việt Nam đã từng bước .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN