tailieunhanh - Bài giảng Hồi quy và tương quan - ThS. Nguyễn Chí Minh Trung

Bài giảng Hồi quy và tương quan cung cấp cho người học các kiến thức: Phân tích được sự liên quan giữa hai biến định lượng thông qua biểu đồ, Xây dựng và phiên giải đường hồi quy, Tính và phiên giải được hệ số tương quan, Kiểm định đường hồi quy. | Bài giảng Hồi quy và tương quan - ThS. Nguyễn Chí Minh Trung Hồi quy và tương quan ThS. Nguyễn Chí Minh Trung Mục tiêu 1. Phân tích được sự liên quan giữa hai biến định lượng thông qua biểu đồ 2. Xây dựng và phiên giải đường hồi quy 3. Tính và phiên giải được hệ số tương quan 4. Kiểm định đường hồi quy Hồi quy và tương quan Nội dung chính 1. Giới thiệu chung 2. Mô hình hồi quy 3. Phương trình hồi quy 4. Đánh giá phương trình hồi quy 5. Sử dụng mô hình hồi quy để ước lượng và dự đoán 6. Mô hình tương quan 1. Giới thiệu Hồi quy regression Khẳng định mối liên hệ giữa hai biến số Dự đoán hoặc ước lượng giá trị của một biến số từ các giá trị của một hay nhiều biến số khác. Ví dụ dự đoán huyết áp dựa trên tuổi cân nặng . Ý tưởng về hồi quy được nhà khoa học người Anh Francis Galton 1822-1911 đưa ra lần đầu tiên trong nghiên cứu về di truyền hình thể con người. 1. Giới thiệu Tương quan correlation . Đo lường độ lớn của mối quan hệ giữa các biến số với nhau 2. Mô hình hồi quy - cần đưa ra một dự đoán hoặc ước lượng giá trị của một biến số từ các giá trị của một hay nhiều biến số - người nghiên cứu đưa ra được một mô hình toán học hoặc áp dụng được các mô hình để phân tích các quần thể này. - mô hình đó có hoặc ít nhất là một xấp xỉ đại diện cho quần thể đó không - mô hình đó là một đại diện tốt nhất cho quần thể họ quan tâm 2. Mô hình hồi quy Các giả thuyết cho mô hình hồi quy Trong mô hình hồi quy tuyến tính X là một biến độc lập và bao giờ cũng được kiểm soát bởi người nghiên cứu. Y được biết đến là biến phụ thuộc còn gọi là biến tiên lượng 2. Mô hình hồi quy Mô hình hồi quy dựa trên một số giả thuyết sau 1. Giá trị của biến X là cố định và có một số lượng giới hạn các giá trị 2. Biến X được thu thập không có sai số hoặc sai số rất 3. Đối với mỗi giá trị của biến X thì ta sẽ xác định được một tập hợp giá trị của biến Y tập hợp giá trị của Y có phân bố chuẩn. 4. Tất cả các phương sai của các tập hợp giá trị Y là bằng nhau 5. Tất cả các giá trị trung bình của tập hợp giá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN