tailieunhanh - Tính toán vỏ trụ composite lớp trên cơ sở lý thuyết biến dạng trượt bậc cao Quasi-3D theo hướng tiếp cận giải tích

Bài báo trình bày vấn đề tính toán trạng thái ứng suất biến dạng vỏ trụ composite lớp trên cơ sở lý thuyết biến dạng trượt bậc cao kiểu Quasi-3D theo hướng tiếp cận giải tích. Trong bài báo thực hiện sự thiết lập các phương trình ba chiều trong lý thuyết đàn hồi phi tuyến thành các phương trình phi tuyến hai chiều đối với vỏ trụ bằng cách sử dụng phương pháp biến phân và phân tích trường chuyển vị thành chuỗi hàm đa thức theo chiều dày vỏ. Trên cơ sở các phương trình nhận được đã đưa ra hệ phương trình cân bằng theo trường chuyển vị và các điều kiện biên tương ứng đối với trường hợp phân tích chuyển vị thành đa thức bậc ba. Từ đó khảo sát các trạng thái ứng suất và biến dạng của vỏ trụ composite lớp với các tham số khác nhau trong điều kiện liên kết ngàm hai đầu và đưa ra phạm vi ứng dụng cho từng trường hợp. | Tính toán vỏ trụ composite lớp trên cơ sở lý thuyết biến dạng trượt bậc cao Quasi-3D theo hướng tiếp cận giải tích Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực TÍNH TOÁN VỎ TRỤ COMPOSITE LỚP TRÊN CƠ SỞ LÝ THUYẾT BIẾN DẠNG TRƯỢT BẬC CAO QUASI-3D THEO HƯỚNG TIẾP CẬN GIẢI TÍCH Nguyễn Trường Thanh1*, Phan Văn Chương1, Lê Song Tùng1, Trần Ngọc Đoàn2, Trần Văn Hùng2 Tóm tắt: Bài báo trình bày vấn đề tính toán trạng thái ứng suất biến dạng vỏ trụ composite lớp trên cơ sở lý thuyết biến dạng trượt bậc cao kiểu Quasi-3D theo hướng tiếp cận giải tích. Trong bài báo thực hiện sự thiết lập các phương trình ba chiều trong lý thuyết đàn hồi phi tuyến thành các phương trình phi tuyến hai chiều đối với vỏ trụ bằng cách sử dụng phương pháp biến phân và phân tích trường chuyển vị thành chuỗi hàm đa thức theo chiều dày vỏ. Trên cơ sở các phương trình nhận được đã đưa ra hệ phương trình cân bằng theo trường chuyển vị và các điều kiện biên tương ứng đối với trường hợp phân tích chuyển vị thành đa thức bậc ba. Từ đó khảo sát các trạng thái ứng suất và biến dạng của vỏ trụ composite lớp với các tham số khác nhau trong điều kiện liên kết ngàm hai đầu và đưa ra phạm vi ứng dụng cho từng trường hợp. Từ khóa: vỏ trụ composite lớp, trạng thái ứng suất biến dạng, biến dạng trượt bậc cao, chuyển vị. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tính toán kết cấu thành mỏng dạng tấm vỏ, dựa trên các giả thiết của Kirchhoff– Love, nhiều tác giả đã xây dựng các lý thuyết tấm vỏ tuyến tính hai chiều như Timoshenko và Woinowsky-Krieger [1], Flügge [3], Các lý thuyết nêu trên là các phương án khác nhau của lý thuyết cổ điển (CST). Nói chung, lý thuyết tấm vỏ cổ điển không cho kết quả phù hợp khi áp dụng để tính toán tấm, vỏ dày hoặc làm từ vật liệu composite lớp. Để khắc phục những nhược điểm của lý thuyết cổ điển, Reissner đề xuất lý thuyết biến dạng trượt bậc nhất (FSDT) [4]. Tuy nhiên, cũng giống như CST, trong FDST đòi hỏi phải đưa thêm vào hệ số hiệu chỉnh cắt để

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN