tailieunhanh - Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ĐH Kinh tế Đà Nẵng
Bài giảng "Pháp luật đại cương - Chương 5: Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý" cung cấp cho người học các kiến thức: Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sửdụng pháp luật, áp dụng pháp luật,. . | Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 5 - ĐH Kinh tế Đà Nẵng CHƯƠNG 5. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT a. Tuân thủ pháp luật b. Thi hành pháp luật c. Sử dụng pháp luật d. Áp dụng pháp luật II. VI PHẠM PHÁP LUẬT a. Khái niệm vi phạm pháp luật b. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật c. Các loại vi phạm pháp luật III. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ a. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý b. Các loại trách nhiệm pháp lý I. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1. Khái niệm thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là hoạt động, là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. 2. Các hình thức thực hiện pháp luật Áp dụng Sử dụng PL PL Thi hành Tuân thủ PL PL * Tuân thủ pháp luật Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Ví dụ 1: Khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định của Luật an toàn giao thông đường bộ. * Thi hành pháp luật Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực. Ví dụ 2: Công dân có nghĩa vụ phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. * Sử dụng pháp luật Sử dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể được thực hiện những hành vi cho phép theo quy định của các QPPL. Ví dụ 3: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. * Áp dụng pháp luật Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, NN thông qua CQNN có thẩm quyền hay nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của PL hay tự mình căn cứ vào những quy định của PL để làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt những QHPL cụ thể. Ví dụ 4: TAND tiến hành xét xử Công an tiến hành xử phạt HC II. VI PHẠM PHÁP LUẬT Tình huống thảo luận 1. Trần Hùng là sinh .
đang nạp các trang xem trước