tailieunhanh - Phân tích bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu

Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị, trong đó phải kể đến bài thơ “chúc tết thanh niên”, bài thơ mang đậm giá trị của việc thức tỉnh lòng yêu nước và đánh dấu tinh thần của những người thanh niên luôn phấn đấu vì đất nước. | Phân tích bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu Bài làm: Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị, trong đó phải kể đến bài thơ “chúc tết thanh niên”, bài thơ mang đậm giá trị của việc thức tỉnh lòng yêu nước và đánh dấu tinh thần của những người thanh niên luôn phấn đấu vì đất nước. Mở đầu bài thơ, ba tiếng: “Dậy! Dậy! Dậy!” là lời lay gọi thức tỉnh một số đông thanh niên đang ngủ mê trong đêm trường nô lệ. Cách nói ấy, ta bắt gặp khá nhiều trong thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX: Dậy! Dậy! Dậy Bên án một tiếng gà vừa gáy Chim trên cây vừa tỏ ý chào mừng Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng? “Một tiếng gà vừa gáy”, một tiếng hót của chim báo sáng, mừng xuân về, âm thanh ấy mang ý nghĩa tượng trưng dự báo một thời kì mới, một bình minh mới, một mùa xuân mới sắp đến với dân tộc. Mùa xuân đã làm sáng bừng lên niềm tin và những lời chúc mừng đối với lứa tuổi thanh niên của đất nước. Trong cuộc đời của mỗi người ai ai cũng đều phải trải qua những năm tháng thanh niên và phấn đấu không ngừng. Thanh niên của dân tộc đã trải qua những năm tháng chiến đấu xa gia đình, xa quê hương để đến với những vùng đất lạ. Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng, Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót. Nhà chí sĩ tâm sự, đối thoại với “xuân”, với “sông”, với “núi”, với “trăng”những đối tượng ấy là hồn thiêng đất nước. Một giọng thơ tha thiết, đó là những lời tâm huyết, là cái đỏ tàn của con đỗ quyên khắc khoải suốt đêm ngày. Đó không chỉ là nỗi đau, nỗi tủi, sự chua xót của một người, mà còn là tâm trạng chung của cả một thế hệ, của cả một dân tộc đã và đang phải làm ngựa trâu cho giặc, cho thực dân Pháp. Hai câu tiếp theo cũng là tâm sự của một tấm lòng thao thức. Năm 1925, Phan Bội bị giặc Pháp bắt cóc ở Thượng Hải, đưa về .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.