tailieunhanh - Phân tích vẻ đẹp của hai câu thơ sau: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. (Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu)

Vẻ đẹp của hai câu thơ hiện lên từ một tứ thơ đẹp về hình ảnh con người đuổi theo ngọn gió dài trên đại dương bao la cùng muôn ngàn cơn sóng bạc; Đẹp trong hình ảnh và ngôn ngữ thơ kì vĩ, phù hợp với tâm thế và chí khí của người cách mạng. Đại bàng đã tung cánh mênh mông ra biển lớn, đối mặt với giông tố, bão bùng. Trang nam nhi không phải bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân mà cá nhân ấy phải làm nên sự nghiệp phi thường, ấy là việc kinh bang tế thế, cứu dân, cứu nước. Khát vọng sông cao cả của Phan Bội Châu giúp ta hiểu thêm cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này. | Phân tích vẻ đẹp của hai câu thơ sau: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. (Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu) Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của hai câu thơ sau: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. (Lưu biệt khi xuất dương ­ Phan Bội Châu) Bài làm Tố Hữu trong trường ca “Theo chân Bác” đã từng viết về Phan Bội Châu: “Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng Bạn cùng ai đất khách dãi dầu”. Hai câu thơ đánh giá rất cao về con người và thơ văn của Phan Bội Châu một nhà cách mạng, một văn sĩ Việt Nam kiệt xuất nhất 25 năm đầu thế kỉ XX. Con người ấy đã từng có những vần thơ hùng tráng, hào sảng: “Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. Hai câu thơ gợi ta nhớ đến những câu thơ ngang tàng của ông Hi Văn Nguyễn Công Trứ: “Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả vay trả vay Chí làm trai nam bắc tây đông Cho phỉ chí tang bồng trong bốn bể. Làm trai đứng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi Sinh thời thế phải xoay nên thời thế”. Chí làm trai là phải dám đối diện với cả trời đất để khẳng định mình trước cuộc đời, trước vũ trụ bao la. Phan Bội Châu đã vượt qua những giới hạn của tầng lớp nho sĩ mà ý thức sâu sắc về hoài bão và sứ mệnh của mình. Con người dám đối mặt với cả trời đất, vũ trụ để khẳng định mình, vượt lên mộng công danh thường gắn liền với hại chữ trung hiếu để vươn tới lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn. Trong cái thời buổi “non sông đã chết sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, chí nam nhi thôi thúc Phan Bội Châu phải có một hành động xứng đáng, phi thường: Xuất dương. Và lời từ biệt đầy hào khí trước khi xuất dương đã thể hiện một khát vọng, tư thế lên đường mang vẻ đẹp lãng mạn. Câu thơ sử dụng các hình ảnh khoa trương lớn lao, kì vĩ: trường phong, Đông Hải, thiên trùng, bạch lãng (bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc). Tất cả

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.