tailieunhanh - Kinh nghiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân
Phát triển nguồn năng lượng điện hạt nhân là sự lựa chọn cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc đều là những quốc gia có điện hạt nhân chiếm tỉ trọng lớn trên tổng sản lượng điện quốc gia. Theo chủ trương, chính sách phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 10 tổ máy vận hành với tổng công suất điện hạt nhân đạt MW, chiếm 10% tổng sản lượng điện quốc gia. | Kinh nghiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân Kinh nghiệm quốc tế KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI HẠT NHÂN Đặng Anh Thư Phòng Hợp tác quốc tế Cục ATBXHN Phát triển nguồn năng lượng điện hạt nhân là sự lựa chọn cần thiết đem lại nhiều lợi ích cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Các cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ Pháp Nhật Bản Nga Hàn Quốc đều là những quốc gia có điện hạt nhân chiếm tỉ trọng lớn trên tổng sản lượng điện quốc gia. Theo chủ trương chính sách phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2030 Việt Nam sẽ có 10 tổ máy vận hành với tổng công suất điện hạt nhân đạt MW chiếm 10 tổng sản lượng điện quốc gia3. Tuy nhiên điện hạt nhân cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định có thể dẫn đến các thảm họa khôn lường. Các sự cố hạt nhân lớn từng xảy ra trên thế giới như sự cố Kystym 1957 Nga Three Mile 1979 Hoa Kỳ Goiania 1987 Bra-xin Chernobyl 1986 U-crai-na và gần đây nhất là sự cố Fukushima 2011 tại Nhật Bản đã gây ra những thiệt hại nặng nề và có tác động to lớn đối với chính sách phát triển điện hạt nhân của nhiều quốc gia trên thế giới. Sau Fukushima nhiều quốc gia đã có những cải cách mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức cũng như quy trình thủ tục đảm bảo an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân. Một số quốc gia khác xem xét trì hoãn việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Tuy nhiên các quốc gia này đều có mối quan tâm chung về an toàn hạt nhân và bồi thường thiệt hại đối với các sự cố hạt nhân có tầm ảnh hưởng xuyên biên giới. Có thể nói chưa bao giờ trên thế giới vấn đề bồi thường thiệt hại hạt nhân lại trở thành chủ đề nóng được bàn thảo với tần suất cao như hiện nay. Bồi thường bao nhiêu và quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại hạt nhân như thế nào cho phù hợp là những câu hỏi được nhiều quốc gia quan tâm đặt ra. Cơ chế pháp lý quốc tế về bồi thường thiệt hại hạt nhân Trước năm 1997 trên thế giới tồn tại hai cơ chế quốc tế về trách nhiệm bồi .
đang nạp các trang xem trước