tailieunhanh - Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân và những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình Hội nghị
Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất được tổ chức tại Oa-sinh-tơn, Hoa Kỳ từ ngày 12-13/4/2010. Hội nghị có sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao 44 nước (trong đó có các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Ấn Độ, cùng nhiều nước đang phát triển; trong ASEAN có In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Việt Nam) và 3 tổ chức quốc tế (Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, Liên hợp quốc và Cộng đồng chung châu Âu). | Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân và những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình Hội nghị Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân và những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình Hội nghị Nguyễn Nữ Hoài Vi Cục ATBXHN Giới thiệu Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân HNTĐ ANHN do Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama khởi xướng. Trong bài phát biểu của mình tại Praha năm 2009 Tổng thống Obama đã nói khủng bố hạt nhân là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh thế giới. Với suy nghĩ đó Tổng thống Obama đã mời Lãnh đạo cấp cao của 47 nước trong đó có Việt Nam và ba tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất tại Oa-sinh-tơn Hoa Kỳ năm 2010. Mục đích của Hội nghị nhằm thu hút sự chú ý của các cấp lãnh đạo cao nhất đối với sự cần thiết phải bảo đảm an ninh cho vật liệu hạt nhân và do đó ngăn chặn khủng bố hạt nhân. Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai được tổ chức tại Xê-un Hàn Quốc năm 2012 với sự tham gia của 53 nước và 4 tổ chức quốc tế. Trong khi HNTĐ lần thứ nhất quan tâm đến việc có được cam kết chính trị của các Nhà Lãnh đạo cấp cao thì Hội nghị lần thứ hai tập trung vào những tiến bộ đạt được trong quá trình thực hiện các cam kết đã thống nhất tại Hội nghị lần thứ nhất và Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại La Hay Hà Lan năm 2014 tập trung vào các kết quả đã đạt được và tương lai của cơ chế Hội nghị. Để chuẩn bị cho các HNTĐ nhiều cuộc họp tư vấn đã được tổ chức. Đối với HNTĐ ANHN lần thứ ba năm 2014 quá trình này đã bắt đầu ngay từ năm 2012. Các nhà đàm phán của các nước được gọi là các sherpa và sous-sherpa thảo luận những tiến bộ đã đạt được và các chủ đề chính cũng như kế hoạch và các biện pháp về an ninh hạt nhân để cuối cùng đưa ra một Thông cáo chung Communiqué được các Nhà lãnh đạo phê duyệt tại Hội nghị. Hội nghị sous-sherpa tháng 4 2013 1. Tiến trình Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân 22 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3 2014 VARANS Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất được tổ chức .
đang nạp các trang xem trước