tailieunhanh - Ảnh hưởng của xử lý nhiệt tre măng ngọt (Dendrocalamuslatiflorus) đến tính chất cơ học ván tre ép khối

Nghiên cứu đã tiến hành xác định các tính chất: tỉ lệ độ tổn hao khối lượng, độ bền uốn tĩnh, modul đàn hồi, độ bền kéo trượt màng keo. Đồng thời sử dụng phần mềm quy hoạch thực nghiệm Design-Expert để đánh giá mối tương quan giữa nhiệt độ xử lý, thời gian xử lý với tính chất cơ học của tre sau xử lý. | Ảnh hưởng của xử lý nhiệt tre măng ngọt (Dendrocalamuslatiflorus) đến tính chất cơ học ván tre ép khối Công nghiệp rừng ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NHIỆT TRE MĂNG NGỌT (Dendrocalamus latiflorus) ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ HỌC VÁN TRE ÉP KHỐI Phạm Lê Hoa1, Cao Quốc An1 , Trần Văn Chứ1 1 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của xử lý nhiệt đến tính chất cơ học của nguyên liệu tre Măng ngọt dùng làm vật liệu ván ép khối đã được nghiên cứu. Nghiên cứu lựa chọn chế độ xử lý nhiệt ở 5 cấp nhiệt độ là 130oC, 140oC, 150oC, 160oC và 170oC trong thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ và 5 giờ. Nghiên cứu đã tiến hành xác định các tính chất: tỉ lệ độ tổn hao khối lượng, độ bền uốn tĩnh, modul đàn hồi, độ bền kéo trượt màng keo. Đồng thời sử dụng phần mềm quy hoạch thực nghiệm Design-Expert để đánh giá mối tương quan giữa nhiệt độ xử lý, thời gian xử lý với tính chất cơ học của tre sau xử lý. Kết quả cho thấy, khi nhiệt độ xử lý cao, thời gian xử lý dài tỉ lệ tổn hao khối lượng sẽ tăng, độ bền kéo trượt màng keo sẽ giảm; độ bền uốn tĩnh của vật liệu tăng khi nhiệt độ xử lý ở 130oC, 140oC, 150oC và giảm khi nhiệt độ xử lý ở 160oC, 170oC; modul đàn hồi biến đổi không rõ nét. Phân tích ANOVA cho thấy nhiệt độ xử lý, thời gian xử lý ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất cơ học của tre sau xử lý nhiệt. Từ khóa: Độ bền uốn tĩnh, độ bền kéo trượt màng keo, Modul đàn hồi, tre Măng ngọt, xử lý nhiệt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ái lực với nước này dẫn đến sự hấp thụ các tế Tre là loại vật liệu tự nhiên, có chu kỳ sinh bào nấm, mốc. Đó là nguyên nhân dẫn đến tre trưởng nhanh và có tính chất cơ học cao dễ bị nấm mốc và suy thoái tự nhiên. Do vậy, (Mahdavi et al., 2010). Đặc biệt, tre là vật liệu cần xử lý biến tính để làm giảm các nhược sinh học, có khả năng tái tạo và trong sản xuất điểm nêu trên và nâng cao tính chất, giá trị của nó tạo ra ô nhiễm ít hơn thép, bê tông nguyên liệu tre. (Rittironk and Elnieiri, 2008; Nath et al., .