tailieunhanh - Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 ở sườn Đông và sườn Tây tại phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội

Phân bố số cây theo cỡ đường kính và chiều cao có thể mô phỏng bằng phân bố lý thuyết Weibull hai và ba tham số. Về đa dạng loài, trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Tây đa dạng hơn so với trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Đông. | Một số đặc điểm cấu trúc và đa dạng loài cây gỗ của rừng tự nhiên trạng thái IIIA1 ở sườn Đông và sườn Tây tại phân khu phục hồi sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội Lâm học MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI Cao Thị Thu Hiền1, Đỗ Hữu Huy2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Số liệu được thu thập từ 8 ô tiêu chuẩn tạm thời (OTC) tại sườn Đông và sườn Tây của phân khu phục hồi sinh thái, vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Mỗi OTC có diện tích 5000 m2 (50 m x 100 m). Trong mỗi OTC, tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên được xác định tên loài, đo đường kính và chiều cao. Kết quả cho thấy đường kính trung bình dao động từ 10,28 cm đến 12,90 cm; chiều cao trung bình nằm trong khoảng 8,57 m đến 9,82 m; tổng tiết diện ngang quần thụ từ 10,08 m2/ha đến 25,48 m2/ha và trữ lượng từ 50,40 m3/ha đến 98,65 m3/ha. Số loài cây trong mỗi OTC biến động từ 42 đến 67 loài; trong đó có 4 đến 6 loài ưu thế và đồng ưu thế. Nhóm loài ưu thế chỉ có ở 3/8 OTC. Phân bố số cây theo cỡ đường kính và chiều cao có thể mô phỏng bằng phân bố lý thuyết Weibull hai và ba tham số. Về đa dạng loài, trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Tây đa dạng hơn so với trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Đông. Từ khóa: Cấu trúc quần thụ, đa dạng loài cây gỗ, hồ sơ đa dạng, kiểu phân đôi, kiểu xếp hạng, rừng tự nhiên trạng thái IIIA, tầng cây cao. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cư và 552 loài côn trùng, trong đó có nhiều loài Mặc dù có diện tích nhỏ hơn so với nhiều động vật có tên trong sách đỏ như Cu li lớn, Vườn quốc gia (VQG) khác trong cả nước, Chồn bạc má, Gấu ngựa, Cầy vằn, Cầy mực, nhưng VGQ Ba Vì có tầm quan trọng đặc biệt Sơn dương, Tê tê, Gà lôi trắng. Đặc biệt ở trong việc bảo tồn đa dạng sinh vật, lưu trữ đây có loài Sóc bay (Pertanriste pertanrista) - nguồn gen quí hiếm. Tổng diện tích tự nhiên một loài biểu trưng của VQG Ba Vì.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN