tailieunhanh - Chuẩn bị kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia

Theo Khoản 4Điều 83 của Luật Năng lượng nguyên tử [1], Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Công an, Y tế xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân quốc gia. Tháng 11/2011, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định giao cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thực hiện đề tài độc lập cấp nhà nước mã số , với tiêu đề là “Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp quốc gia” do TS. Đặng Thanh Lương làm chủ nhiệm đề tài. | Chuẩn bị kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân quốc gia NGHIÊN CỨU PHÁP QUY HẠT NHÂN CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN QUỐC GIA Đặng Thanh Lương I. MỞ ĐẦU Khác với các loại bức xạ khác bức xạ ion hoá không thể nhận biết bằng các giác quan của con người. Do vậy để nhận biết được loại bức xạ này cần phải sử đụng đến các loại thiết bị ghi đo bức xạ khác nhau. Điều này khiến cho nhận biết và ứng phó sự cố bức xạ trở nên phức tạp và khó khăn hơn so với các loại sự cố thế nữa ảnh hưởng của sự cố bức xạ và hạt nhân không chỉ giới hạn trong phạm vi của một quốc gia đặc biệt là những sự cố xuyên quốc gia như sự cố hạt nhân Chernobyl 1986 sự cố tại nhà máy chế biến thép Acerinox của Tây Ban Nha 1998 và sự cố Fukushima 2011 . Thiệt hại và hậu quả do sự cố bức xạ và hạt nhân gây ra có thể rất trầm trọng để lại di chứng cho nhiều thế hệ sau và cũng có thể sẽ để lại gánh nặng cho tương lai nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Sau sự kiện chủ nghĩa khủng bố ngày càng phát triển chất phóng xạ cũng vì thế mà có nhiều nguy cơ được sử dụng vào mục đích xấu bằng việc phá hoại các cơ sở bức xạ và hạt nhân chế tạo bom bẩn thiết bị phát tán chất phóng xạ nhằm gây hoang mang hoảng loạn trong công chúng và tạo dựng sự bất ổn trong xã hội. Vì vậy từ thời điểm đó đến nay vấn đề an ninh hạt nhân đã trở thành vấn đề thời sự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 4 2010 tại Hoa Kỳ IAEA thành lập thêm Văn phòng an ninh hạt nhân nay được nâng cấp thành Ban An Ninh hạt nhâncó vai trò điều phối và thực hiện Chương trình an ninh hạt nhân nhằm bảo vệ phát hiện và ứng phó với các hành động tội phạm hạt nhân hoặc các hành động khủng bố hạt nhân và các nguy cơ của chúng. Cũng chính vì thế màứng phó sự cố bức xạ có thêm sắc tố mới đó là ứng phó với các tình huống mất an ninh hạt nhân. Theo Khoản 4Điều 83 của Luật Năng lượng nguyên tử 1 Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng Công an Y tế xây dựng Kế