tailieunhanh - Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu.

Thơ mới trong tiến trình phát triển của nó, là kết quả của hành trình đi tìm kiếm và khẳng định cái tôi. Thời đại ấy chúng ta đã chứng kiến nhiều cái tôi độc đáo như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nhưng nếu phải chọn ra những cái tôi đặc biệt thì không thể không nhắc tới Xuân Diệu – cái tôi “rạo rực, thiết tha” luôn “khát khao giao cảm với đời” song cũng đầy băn khoăn, lo sợ trước sự trôi chảy của thời gian. Bài thơ Vội vàng đã ghi lại dấu ấn về một cái tôi như thế! | Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Đề bài: Phân tích cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Bài làm Thơ mới trong tiến trình phát triển của nó, là kết quả của hành trình đi tìm kiếm và khẳng định cái tôi. Thời đại ấy chúng ta đã chứng kiến nhiều cái tôi độc đáo như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nhưng nếu phải chọn ra những cái tôi đặc biệt thì không thể không nhắc tới Xuân Diệu – cái tôi “rạo rực, thiết tha” luôn “khát khao giao cảm với đời” song cũng đầy băn khoăn, lo sợ trước sự trôi chảy của thời gian. Bài thơ Vội vàng đã ghi lại dấu ấn về một cái tôi như thế! Đến thời điểm, năm 1938 khi mà Vội vàng ra đời, cái tôi trong thơ chẳng còn lạ lẫm nữa và ngay cả Xuân Diệu cũng đã khẳng định được cho mình một cái tôi độc đáo trên văn đàn. Trước hết, đó là một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người rất mãnh liệt. Ngay mở đầu bài thơ ông đã thẳng thắn, trực tiếp bộc lộ: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất. Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Cái tôi ấy đã bắt đầu bằng hai ước muốn vô cùng táo bạo và phi lí. Đó là muốn đoạt quyền của tạo hóa để giữ màu đừng nhạt, hương đừng bay. Sự táo bạo ở chỗ, nhà thơ như muốn can thiệp vào quy luật của tự nhiên để ngưng đọng thời gian, để giữ lại tất thảy những gì thuộc về cuộc sống bên mình. Đó là điều không tưởng. Chính bởi thế, người ta mới thấy tôi chất chứa một tình yêu cháy bỏng với cuộc đời. Hẳn phải yêu tha thiết lắm mới có ước muốn ngông cuồng, phi lí đến vậy hay là bởi sợ thời gian trôi sẽ cuốn nó đi mất nên mới ao ước khác thường như thế? Có lẽ cả hai. Bởi Xuân Diệu luôn yêu đời, yêu cuộc sống nhưng cũng rất hay lo sợ, ám ảnh vì nó sẽ không tồn tại mãi. Thế nên, chỉ còn cách sống vội vàng mới làm được điều ấy. Những dòng thơ năm chữ ngắn gọn như dồn nén cảm xúc đã mở đầu cho màn đối thoại về lí do cho sự sống vội vàng. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN