tailieunhanh - Hãy bàn luận về câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi (Ngạn ngữ Trung Quốc)

Đã bao giờ bạn nhìn một con thuyền bơi ngược nước trên sông? Người lái phải gò mình sải cánh bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không đứng lại mà lùi theo dòng nước chảy mạnh. Sự học cũng như vậy, có khác gì việc bơi thuyền ngược nước: không tiến sẽ phải lùi. Có người nghĩ rằng việc học là dễ dàng và đơn giản. Cứ cắp sách đến trường, nghe thầy giảng, thu nhận kiến thức và đọc thêm trong sách vở là hoàn tất việc học. | Hãy bàn luận về câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi (Ngạn ngữ Trung Quốc) Đề bài: Hãy bàn luận về câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi (Ngạn ngữ Trung Quốc) Bài làm Đã bao giờ bạn nhìn một con thuyền bơi ngược nước trên sông? Người lái phải gò mình sải cánh bơi mạnh mái chèo thì con thuyền mới tiến lên được. Nếu dừng tay chèo thì con thuyền không đứng lại mà lùi theo dòng nước chảy mạnh. Sự học cũng như vậy, có khác gì việc bơi thuyền ngược nước: không tiến sẽ phải lùi. Có người nghĩ rằng việc học là dễ dàng và đơn giản. Cứ cắp sách đến trường, nghe thầy giảng, thu nhận kiến thức và đọc thêm trong sách vở là hoàn tất việc học. Có người lại kì công mời thầy giỏi đến tận nhà dạy riêng cho con mình, tưởng như thế con sẽ giỏi, sẽ thành tài. Nghĩ như vậy là chưa hiểu hết bản chất của việc học. Học cũng gian khổ như bơi thuyền ngược nước. Con thuyền phải đối mặt với dòng nước chảy ngược lại, liệu có dễ dàng đủ sức mạnh để vượt qua thử thách ấy không? Và quan trọng nhất là có đủ kiên trì để chiến thắng nó không? Bởi dòng nước thì lúc nào cũng chảy, còn con thuyền chỉ cần lơ là một chút (ngừng tay chèo) là có thể không tiến lên được mà ngược lại phải lùi lại ngay theo sức nước chảy. Việc học cũng gian nan và đầy thử thách như thế. Không tiến sẽ phải lùi. Đó chính là bản chất và quy luật của việc học đối với tất cả mọi người, không trừ riêng ai. Học là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm hai khâu chủ yếu: khám phá, tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức của nhân loại thành tri thức của mình (thu nhận kiến thức) rồi vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống để biến thành kiến thức mới (vận dụng và sáng tạo kiến thức mới). Hiểu như vậy thì việc học không đơn giản chút nào, trái lại rất khó khăn và gian khổ. Nguyễn Cư Trinh từng nói: "Có một chữ mà nghĩ ba năm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.