tailieunhanh - Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…”

Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao tuy chỉ trên dưới mười năm nhưng nhà văn đã để lại cho đời những tác phẩm văn chương có giá trị lâu dài. Suốt thời gian cầm bút, Nam Cao luôn suy tư, trăn trở để tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, nhằm đạt được những sáng tạo nghệ thuật đích thực. Giữa lúc trên văn đàn nảy sinh nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, thậm chí đối lập nhau, Nam Cao đã bày tỏ quan điểm một cách lặng lẽ nhưng quyết liệt trong một số truyện ngắn của mình. | Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay ” Đề bài: Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay ” Bài làm Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao tuy chỉ trên dưới mười năm nhưng nhà văn đã để lại cho đời những tác phẩm văn chương có giá trị lâu dài. Suốt thời gian cầm bút, Nam Cao luôn suy tư, trăn trở để tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, nhằm đạt được những sáng tạo nghệ thuật đích thực. Giữa lúc trên văn đàn nảy sinh nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau, thậm chí đối lập nhau, Nam Cao đã bày tỏ quan điểm một cách lặng lẽ nhưng quyết liệt trong một số truyện ngắn của mình. Theo ông, nghệ thuật phải nói lên sự thực, không được thi vị hóa cuộc sống, đừng làm ánh trăng lừa dối trên nỗi khổ đau của con người (Trăng sáng) và khẳng định: Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có (Đời thừa). Nam Cao cũng đã từng thử tài trong nhiều thể loại và phong cách khác nhau. Thời gian đầu, ông có chịu ảnh hưởng của thơ văn lãng mạn, loại dễ dãi, thời thượng không mấy giá trị. Sau đó, ông nhanh chóng hiểu ra rằng thứ văn chương ấy chỉ là phù phiếm, không dính dáng gì tới đời sống của muôn kiếp người đang rên xiết, khổ đau vì đói rét và nô lệ. Nó giống như ánh trăng xanh huyền ảo đang tỏa mộng xuống trần gian, vô cùng quyến rũ nhưng chính cái vẻ đẹp thơ mộng ấy lại chứa đựng sự lừa dối bởi nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa. Nhà văn cho rằng nghệ thuật chân chính phải chứa đựng sự thực, vì vậy, nó có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Quan điểm này có tính hiện .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN