tailieunhanh - Bình giảng bài thơ "Xúc cảnh" của Nguyễn Đình Chiểu

Đó chính là quan điểm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm nổi tiếng mang tính nhân đạo sâu sắc, trong đó có bài thơ "Xúc cảnh" đã để lại bao ấn tượng trong lòng người đọc. Bởi đó là lời bộc bạch tâm sự của tác giả trước thời thế của đất nước. | Bình giảng bài thơ "Xúc cảnh" của Nguyễn Đình Chiểu Đề bài: Bình giảng bài thơ Xúc cảnh của Nguyễn Đình Chiểu Bài làm: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà." Đó chính là quan điểm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ­ một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm nổi tiếng mang tính nhân đạo sâu sắc, trong đó có bài thơ "Xúc cảnh" đã để lại bao ấn tượng trong lòng người đọc. Bởi đó là lời bộc bạch tâm sự của tác giả trước thời thế của đất nước. Mở đầu bài thơ, đó là nỗi lòng băn khoăn lo lắng trước thời thế của đất nước: "Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông Chúa Xuân đâu hỡi có hay không?" Hình ảnh đầu tiên hiện ra "hoa cỏ" một hình ảnh ẩn dụ cho những con người Việt Nam, mà cũng chính là tác giả đang ngóng chờ "gió đông"­ một điều kì lạ sẽ đến với đất nước. Tâm tư của ông đang đắm chìm vào một mong muốn, mong muốn điều kì diệu sẽ đến với đất nước trong hoàn cảnh khó khăn này. Tác giả luôn ao ước sao, quốc thái dân an, nhân dân được hưởng ấm no, hạnh phúc. Với câu hỏi tu từ, một câu hỏi, không biết có câu trả lời không dành cho chúa Xuân, thể hiện sự mỏng manh, một điều không chắc chắn về tình cảnh đất nước lúc bấy giờ. Nguyễn Đình Chiểu luôn dõi theo tình hình quốc gia, trong từng thời khắc lịch sử: "Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng Bờ cõi xưa đà chia đất khác Nắng sương nay há đội trời chung." Qua những câu thơ này, ta càng thấy được tội ác của kẻ thù. Ở đây, tác giả .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN