tailieunhanh - Triết lý 3 P trong văn hoá kinh doanh

Nhiều người thường cho rằng văn hoá kinh doanh là chuyện “màu mè“, là cái đến sau - khi doanh nghiệp đã lớn mạnh, thành đạt. Liệu có đúng như thế chăng? Trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Kinh tế Sài gòn, giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm - Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học kinh tế, hiện đang giảng dạy tại trường Quản trị Doanh nghiệp Brussels, Bỉ (United Bussiness Institude - Brussels) - đã trình bày kiến thức về triết lý 3 P: con người, sản phẩm và lợi nhuận | Triết lý 3 P trong văn hoá kinh doanh Nhiều người thường cho rằng văn hoá kinh doanh là chuyện màu mè là cái đến sau -khi doanh nghiệp đã lớn mạnh thành đạt. Liệu có đúng như thế chăng Trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Kinh tế Sài gòn giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm - Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học kinh tế hiện đang giảng dạy tại trường Quản trị Doanh nghiệp Brussels Bỉ United Bussiness Institude - Brussels - đã trình bày kiến thức về triết lý 3 P con người sản phẩm và lợi nhuận. Có bánh mỳ rồi mới nghĩ đến hoa hồng - nhiều người nghĩ vậy. Điều đó có thể đúng đối với loại Triết lý sa lông nhưng không đúng trong kinh doanh. Bởi vì nếu kinh doanh không dựa trên nền tảng văn hoá triết lý thì chưa chắc bạn đã có được Bánh mỳ chứ chưa nói đến Hoa hồng . Văn hoá kinh doanh chính là để tạo ra Bánh mỳ . Như mọi người đều biết hoạt động kinh doanh chỉ có thể thực hiện khi có đủ 3 yếu tố con người People - người làm ra sản phẩm người bán người mua. sản phẩm dịch vụ Product và lợi nhuận Profit . Chính quan niệm khác nhau về ý nghĩa vai trò của 3 yếu tố này - thể hiện qua việc xắp xếp thứ tự ưu tiên từng yếu tố - sẽ đẫn đến những thái độ cung cách ứng sử khác nhau trong kinh doanh. Đó là điều mà ta có thể gọi là triết lý 3 P với 3 mô hình như dưới đây. Đối với một doanh nghiệp xem lợi nhuận là tối thượng đặt nó lên hàng đầu 1 thì anh ta sẵn sàng kinh doanh bất cứ sản phẩm gì 2 không cần biết đến chất lượng nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Con người làm ra sản phẩm hoặc khách hàng đối với doanh nghiệp này chỉ được xem như công cụ để anh ta khai thác làm giàu được xếp ở vị trí sau cùng 3 . Quan niệm này dẫn đến kiểu làm ăn chộp giật không tạo ra khách hàng trung thành và hậu quả là không thể tồn tại lâu dài. Lại cũng có những doanh nghiệp quan niệm cần phải chú ý đến sản phẩm hay dịch vụ trước nhất 1 sản phẩm tốt thì mới đạt hiệu quả kinh doanh và sẽ có lợi nhuận 2 . Với quan niệm này doanh nghiệp đã chú ý đến chất lượng mẫu mã sản phẩm đến vấn đề cạnh tranh trong kinh