tailieunhanh - Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động không thể tách rời khỏi môi trường kinh doanh, trong môi trường đó sự tương tác giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác với tần suất nhiều hay ít, phạm vi rộng hay hẹp, thời gian dài hay ngắn ngày càng phụ thuộc nhiều vào yếu tố niềm tin trong kinh doanh. Một trong những nhân tố làm gia tăng niềm tin của các chủ thể đối với hoạt động của doanh nghiệp đó chính là hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. | Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp hoạt động không thể tách rời khỏi môi trường kinh doanh, trong môi trường đó sự tương tác giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác với tần suất nhiều hay ít, phạm vi rộng hay hẹp, thời gian dài hay ngắn ngày càng phụ thuộc nhiều vào yếu tố niềm tin trong kinh doanh. Một trong những nhân tố làm gia tăng niềm tin của các chủ thể đối với hoạt động của doanh nghiệp đó chính là hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Sự biến động ngày càng nhanh chóng của các biến cố của môi trường kinh doanh đặt một thách thức không nhỏ đối với hoạt động quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài: (1) Môi trường chính trị Doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu được sự tác động của rủi ro hệ thống tới doanh nghiệp, ngược lại nếu môi trường chính trị bất ổn như xảy ra chiến tranh, việc thay đổi chế độ cầm quyền thì ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây gián đoạn kinh doanh, sụt giảm lợi nhuận thậm chí có thể gây phá sản doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định cũng là tiền đề giúp doanh nghiệp có cơ sở thiết lập và triển khai các hoạt động quản trị rủi ro tài chính một cách hiệu quả dựa trên khả năng dự báo tốt hơn những biến động tới hoạt động của doanh nghiệp. (2) Môi trường pháp lý Mọi doanh nghiệp hoạt động điều chịu sự tác động của hệ thống luật pháp, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và có quy định rõ ràng, chặt chẽ là cơ sở giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc tuân thủ và triển khai hoạt động kinh doanh. Ngược lại, nếu hệ thống luật pháp thiếu đồng bộ, chồng chéo, thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ, điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp với những quy định trong .
đang nạp các trang xem trước