tailieunhanh - Xử lý nước thải nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm bằng hệ thống hồ sinh học kết hợp thả cá, rong sụn và sò ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực trong định hướng phát triển ngành tôm tại Quảng Trị. Hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng tại Quảng Trị bắt đầu từ năm 2005 và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cùng với giá trị lợi nhuận mang lại, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm trong khi khả năng quản lý tài nguyên nước sử dụng không được đảm bảo đã dẫn đến việc một lượng lớn nước thải không được xử lý thải ra môi trường. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về quy trình nuôi tôm tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và hiện trạng môi trường nước thải nuôi tôm qua ba thời điểm xả đáy định kỳ, xả cuối vụ thu hoạch và vệ sinh ao nuôi, từ đó đề xuất áp dụng hệ thống hồ sinh học kết hợp thả nuôi cá rô phi, cá đối, rong sụn để xử lý nước thải nuôi tôm với mục đích tuần hoàn tái sử dụng, mở ra hướng xử lý nước thải khả thi, áp dụng cho các khu vực nuôi khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. | Xử lý nước thải nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm bằng hệ thống hồ sinh học kết hợp thả cá, rong sụn và sò ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kỹ thuật và Công nghệ; ISSN 2588–1175 Tập 127, Số 2A, 2018, Tr. 95–107; DOI: XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THƯƠNG PHẨM BẰNG HỆ THỐNG HỒ SINH HỌC KẾT HỢP THẢ CÁ, RONG SỤN VÀ SÒ Ở XÃ VĨNH THẠCH, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Nguyễn Thị Hoài Giang*, Hoàng Thị Quyên Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, Đường Điện Biên Phủ, Đông Hà, Quảng Trị, Việt nam Tóm tắt: Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực trong định hướng phát triển ngành tôm tại Quảng Trị. Hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng tại Quảng Trị bắt đầu từ năm 2005 và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cùng với giá trị lợi nhuận mang lại, sự phát triển nhanh chóng của hoạt động nuôi tôm trong khi khả năng quản lý tài nguyên nước sử dụng không được đảm bảo đã dẫn đến việc một lượng lớn nước thải không được xử lý thải ra môi trường. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về quy trình nuôi tôm tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và hiện trạng môi trường nước thải nuôi tôm qua ba thời điểm xả đáy định kỳ, xả cuối vụ thu hoạch và vệ sinh ao nuôi, từ đó đề xuất áp dụng hệ thống hồ sinh học kết hợp thả nuôi cá rô phi, cá đối, rong sụn để xử lý nước thải nuôi tôm với mục đích tuần hoàn tái sử dụng, mở ra hướng xử lý nước thải khả thi, áp dụng cho các khu vực nuôi khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Từ khóa: cá đối, cá rô phi, hồ sinh học, tôm thẻ chân trắng, Quảng Trị, rong sụn, xử lý nước thải. 1 Giới thiệu chung Tỉnh Quảng Trị với chiều dài bờ biển hơn 75 km, vùng bãi ngang ven biển và hai vùng cửa sông lớn là Cửa Tùng và Cửa Việt, có nguồn nước mặn và lợ thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm trên địa bàn. Do phần lớn các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đều hình thành một cách tự phát và nguồn lực kinh tế .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN