tailieunhanh - Kỹ thuật tạo cây non một số loài cây ngập phục vụ trồng rừng chống xói lở cửa sông, ven biển tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Bài viết nghiên cứu nhằm xác định kỹ thuật gieo ươm loài cây được lựa chọn để trồng trên nền lập địa khó khăn, vùng xói lở ven sông Hồng thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. | Kỹ thuật tạo cây non một số loài cây ngập phục vụ trồng rừng chống xói lở cửa sông, ven biển tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình C«ng nghÖ sinh häc & Gièng c©y trồng KỸ THUẬT TẠO CÂY CON MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG CHỐNG XÓI LỞ CỬA SÔNG, VEN BIỂN TẠI HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH Nguyễn Quang Giáp1, Nguyễn Thị Mai Dương1, Nguyễn Thế Hưởng1 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định kỹ thuật gieo ươm 03 loài cây đã được lựa chọn để có thể trồng trên nền lập địa khó khăn (ngập triều, thường xuyên có sóng biển, gió biển với cường độ mạnh) - vùng xói lở ven sông Hồng thuộc địa phận xã Nam Hưng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là: Trang (Kendelia obovata), Bần chua (Sonneratia caseolaris) và Đước (Rhizophora stylosa). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thể nền bùn sét mềm cửa sông thích hợp nhất đối với Bần chua, cho tỷ lệ nảy mầm đến 75,1% và cây mạ có chất lượng tốt; Thời điểm lấy trụ mầm của Trang để nhân giống thích hợp nhất là khi trụ mầm đã chín và có vòng nhẫn. Sau 3 tháng, các trụ mầm này cho tỷ lệ này mầm là 95,1% với chiều cao cây con đạt 38,2cm; Thành phần ruột bầu thích hợp nhất đối với tạo cây con Trang và Bần chua là 60% bùn loãng + 40% cát vàng, còn Đước vòi thì tỷ lệ ruột bầu tốt nhất là 40% bùn loãng + 60% cát vàng; Độ mặn thích hợp trong giai đoạn vườn ươm đối với Bần chua là 10‰, Trang và Đước vòi là 15‰, cho tỷ lệ sống của mỗi loài đạt từ 80,3 – 90,2%. Kết quả của nghiên cứu này cũng chỉ ra Trang là loài cây dễ nhân giống, dễ thích nghi và luôn cho tỷ lệ sống cũng như chất lượng cây con cao hơn so với Bần chua và Đước vòi. Từ khóa: Bần chua, Cây ngập mặn, Đước vòi, Kỹ thuật tạo cây con, Trang, Vùng xói lở ven sông. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu về kỹ thuật tạo cây con cho một số Rừng ngập mặn tại tỉnh Thái Bình không loài cây ngập mặn như Dà vôi (Ceriops tagal), những có giá trị kinh tế xã hội quan trọng mà Đâng (Rhizophora stylosa), Đưng .