tailieunhanh - Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định giúp các em học sinh ôn tập kiến thức, ôn tập kiểm tra, thi tuyển sinh vào lớp 10, rèn luyện kỹ năng để các em nắm được toàn bộ kiến thức chương trình Ngữ văn lớp 9. Mời các em cùng tham khảo đề thi. | Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2019-2020 môn Ngữ văn có đáp án - Sở GD&ĐT Nam Định SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NAM ĐỊNH Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: /2019 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng mà em lựa chọn vào bài làm Câu 1. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép? A. Nho nhỏ. B. Bọt bèo C. Lạnh lùng D. Xa xôi. Câu 2. Trong đoạn thơ “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời" (Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) có sử dụng thành phần biệt lập nào? A. Thành phần gọi đáp B. Thành phần tình thái. C. Thành phần phụ chú. D. Thành phần cảm thán. Câu 3. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng " (Nguyễn Đình Thi Tiếng nói của văn nghệ) thuộc kiểu câu nào? A. Câu đơn. B. Câu ghép. C. Câu đặc biệt. D. Câu rút gọn. Câu 4. Trong đoạn văn “Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) có sử dụng phép liên kết nào? A. Phép lặp từ ngữ. B. Phép đồng nghĩa. C. Phép nối. D. Phép liên tưởng. Câu 5. Câu thơ “Lại đi, lại đi trời xanh thêm" (Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính) sử dụng biện pháp tu từ nào? A. Điệp ngữ, nhân hóa. B. Điệp ngữ, ẩn dụ. C, Điệp ngữ, so sánh. D, Điệp ngữ, hoán dụ. Câu 6. Thuật ngữ nào không cùng lĩnh vực khoa học với các thuật ngữ khác? A. Muối. B. A-xit. C. Ba-zơ D. Ma sát. Câu 7. Câu văn nào trong các câu sau đây chứa hàm ý? A. Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa đây này. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) B. Hà, nắng gớm, về nào. (Kim Lân, Làng) C. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) D. Tôi thấy người ta đồn. (Kim Lân, Làng). Câu 8. Câu thành ngữ “Lúng búng như ngậm hột thị" liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương