tailieunhanh - Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành công hay tình trạng lưỡng thể bất thường? Một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
Mô hình có hai khu vực như vậy là mô hình do Athur Lewis đưa ra và được phát triển thêm bởi các nhà kinh tế sau đó. Mô hình là sự mô tả cổ điển về con đường phát triển của một nền kinh tế. Lực lượng lao động sẽ chuyển từ khu vực có năng suất lao động và mức tăng trưởng thấp sang khu vực có năng suất lao động và mức tăng trưởng cao - đó cũng là khu vực sử dụng hiệu quả công nghệ để tạo ra lợi nhuận dùng cho đầu tư tiếp theo. | Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành công hay tình trạng lưỡng thể bất thường? Một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ Chương trình Việt Nam ĐT: 617-495-1134 TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP VÀ CHÍNH PHỦ Fax: 617-496-5245 79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138 david_dapice@ Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành công hay tình trạng lưỡng thể bất thường? Một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ David O. Dapice Chuẩn bị cho Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Ban Nghiên cúu của Thủ tướng Chính phủ Tháng 5 năm 2003 ĐẠI HỌC HARVARD Nền kinh tế Việt Nam: Câu chuyện thành công hay tình trạng lưỡng thể bất thường? Một phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ 1 David Dapice, Giáo sư Đại học Tufts và Học giả Cao cấp tại Chương trình Việt Nam, Trường Kennedy. Bối cảnh Nhiều người đã ca ngợi Việt Nam là một thành công. Đại diện trước đây của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, cùng với Giáo sư Joseph Stiglitz và nhiều quan chức tại Hà Nội đã nêu nhiều chỉ số phản ánh sự thành công: tốc độ tăng trưởng theo kế hoạch là 7%, tình hình xuất khẩu lành mạnh, có những tiến bộ về giảm nghèo, các chỉ số xã hội được cải thiện và lạm phát thấp. Việt Nam hiện là nước nhận vốn vay lớn thứ hai của Ngân hàng Thế giới – một dấu hiệu cho thấy Việt Nam có cơ chế quản lý tốt và các triển vọng khả quan. Quả là trong 4 tháng đầu của năm 2003, xuất khẩu đã tăng 38% so với cùng kỳ năm trước! Số lượng khách du lịch nước ngoài gần đạt tới con số 3 triệu và Việt Nam đang có nhiều thuận lợi do có ít rủi ro xảy ra khủng bố và do Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ (BTA). (Mặc dù cá da trơn phải chịu mức thuế bảo hộ, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng từ 1 tỷ USD năm 2001 lên 2,4 tỷ USD năm 2002). Việt Nam dường như đang tránh được những tác động lâu dài của dịch bệnh SARS. Việt Nam có thể là một trong số những nền kinh tế “bình thường” có tốc độ tăng trưởng cao
đang nạp các trang xem trước