tailieunhanh - Kiểm chứng lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu
Bài viết này thực hiện việc kiểm chứng thực nghiệm bốn tiêu chí của lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu (Optimum Currency Area – OCA): tính cứng nhắc danh nghĩa, tính cứng nhắc thực, mức độ mở cửa, và tính bất cân xứng của các cú sốc bên ngoài. Bài viết này sử dụng phương pháp mô phỏng để kiểm chứng, với lập luận rằng các nghiên cứu khác sử dụng phương pháp kiểm chứng kinh tế lượng có thể bị sai lệch vì hai nguyên nhân thiết kế sai mô hình kinh tế lượng và bỏ qua đặc điểm nội sinh của vấn đề nghiên cứu. | Kiểm chứng lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu Kiểm chứng lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu ∗ Trường hợp lựa chọn chế độ tỷ giá cho Việt nam Lê Hồng Giang† Ngày 7 tháng 9 năm 2006 Tóm tắt nội dung Bài viết này thực hiện việc kiểm chứng thực nghiệm bốn tiêu chí của lý thuyết Khu vực tiền tệ tối ưu (Optimum Currency Area – OCA): tính cứng nhắc danh nghĩa, tính cứng nhắc thực, mức độ mở cửa, và tính bất cân xứng của các cú sốc bên ngoài. Bài viết này sử dụng phương pháp mô phỏng để kiểm chứng, với lập luận rằng các nghiên cứu khác sử dụng phương pháp kiểm chứng kinh tế lượng có thể bị sai lệch vì hai nguyên nhân thiết kế sai mô hình kinh tế lượng và bỏ qua đặc điểm nội sinh của vấn đề nghiên cứu. Bài viết cũng trình bày một ứng dụng của phương pháp mô phỏng này để phân tích các cơ chế tỷ giá hối đoái khác nhau cho Việt Nam. Thuật ngữ then chốt: OCA, Chế độ tỷ giá, CGE ∗ Bài viết này được chuẩn bị cho buổi thuyết trình tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TPHCM, Việt nam. Một phiên bản trước đó của bài viết này đã được trình bày tại Đại học Quốc gia Australia, tháng 9 năm 2005. † Giảng viên, FETP. Email: gianglh@, Tel: 84-8-9325103 1 Giới thiệu Từ sau bài nghiên cứu đột phá của Mundell (1961), lý thuyết Khu vực Tiền tệ Tối ưu (Optimum Currency Area – OCA) đã trở thành một lý thuyết chính để: (i) đánh giá khả năng tồn tại của một khu vực tiền tệ chung cho một nhóm nước và (ii) chọn một cơ chế tỷ giá hối đoái tối ưu cho một quốc gia cụ thể. Lý thuyết này thiết lập một số tiêu chí cho một khu vực với nhiều quốc gia khác nhau có thể trở thành một OCA. Trong OCA đó các quốc gia tốt nhất là dùng chung một đồng tiền do một cơ quan tiền tệ duy nhất quản lý, và đồng tiền đó cần được thả nổi đối với đồng tiền của các OCA khác. Sau Mundell (1961), nhiều tác giả khác đã đóng góp thêm nhiều phát triển cho lý thuyết OCA. Trên phương diện lý thuyết, McKinnon (1963), Kenen (1969), Vaubel (1976),
đang nạp các trang xem trước