tailieunhanh - Xử lý và bảo quản thân cây sắn sau thu hoạch làm thức ăn cho trâu bò

Nghiên cứu xử lý và bảo quản thân cây sắn tươi (Manihot esculanta) nhằm sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Thân cây sắn tươi được nghiền nhỏ, sau đó ủ chua với rỉ mật, bột sắn (0, 2, 4 và 6%), kiềm hóa với ure (0; 1,5; 2,0; 2,5%) trong các hộp nhựa tới 30, 60, 90 ngày. | Xử lý và bảo quản thân cây sắn sau thu hoạch làm thức ăn cho trâu bò KHOA HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN THÂN CÂY SẮN SAU THU HOẠCH LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ Đặng Hoàng Lâm, Cao Văn Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu xử lý và bảo quản thân cây sắn tươi (Manihot esculanta) nhằm sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Thân cây sắn tươi được nghiền nhỏ, sau đó ủ chua với rỉ mật, bột sắn (0, 2, 4 và 6%), kiềm hóa với ure (0; 1,5; 2,0; 2,5%) trong các hộp nhựa tới 30, 60, 90 ngày. Kết quả cho thấy, thân cây sắn sau xử lý cho phép có thể bảo quản đến 90 ngày mà không làm thay đổi màu sắc, mùi vị; ủ chua đảm bảo rất ít nấm mốc trong khối ủ. Về thành phần hóa học, ủ chua đến 30 ngày làm giảm pH (< 4,2), tăng VCK và giảm NDF (p < 0,05) nhưng không làm thay đổi các giá trị protein thô, ADF, ADL trong thân cây sắn; HCN giảm đáng kể so với thân cây tươi (≤ 47,07 mg/kg). Kiềm hóa sau 30 ngày thân cây sắn kiềm hóa với tỷ lệ ure khác nhau đều có pH tăng (pH >8), giảm VCK, NDF của thân cây sắn so với thân cây tươi (p < 0,05); HCN giảm nhanh (< 2,5mg/kg ở công thức ủ có 2,5% ure). Sử dụng thân cây sắn sau chế biến với mức 35%VCK trong khẩu phần ăn của bò thịt cho thấy, tăng trọng của bò trong thí nghiệm không cao hơn so với bò sử dụng khẩu phần đối chứng. Từ khóa: Thân cây sắn, kiềm hóa, ủ chua, thành phần hóa học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chăn nuôi trâu bò, thức ăn thô xanh có vai trò quan trọng và quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Nguồn thức ăn thô xanh cung cấp cho trâu, bò ở nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào chăn thả tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp (Nguyễn Xuân Trạch, 2003). Do vậy, đa dạng hóa các nguồn thức ăn cho trâu bò phù hợp với các sản phẩm chủ yếu từ trồng trọt của từng vùng sinh thái là cần thiết để duy trì và phát triển đàn trâu bò ở các địa phương khác nhau. Năm 2011, nước ta có 560,1 nghìn ha đất trồng sắn (Niên giám thống kê, 2012). Tuy nhiên, sản phẩm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN