tailieunhanh - Quan hệ không gian của cây rừng sau khai thác chọn theo khoảng cách và đường kính cây

Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu sinh thái rừng là tìm hiểu các cơ chế và quá trình đã điều tiết phân bố, độ nhiều và quan hệ của cây rừng. Nghiên cứu này so sánh cấu trúc không gian của các trạng thái rừng sau khai thác là tác động mạnh (HIL) và tác động trung bình (MIL) với trạng thái chưa khai thác (UL) theo tầng tán để tìm ra những cơ chế và quá trình sinh thái cơ bản nhất đang diễn ra trong lâm phần. | Quan hệ không gian của cây rừng sau khai thác chọn theo khoảng cách và đường kính cây Lâm học QUAN HỆ KHÔNG GIAN CỦA CÂY RỪNG SAU KHAI THÁC CHỌN THEO KHOẢNG CÁCH VÀ ĐƯỜNG KÍNH CÂY Nguyễn Hồng Hải Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu sinh thái rừng là tìm hiểu các cơ chế và quá trình đã điều tiết phân bố, độ nhiều và quan hệ của cây rừng. Nghiên cứu này so sánh cấu trúc không gian của các trạng thái rừng sau khai thác là tác động mạnh (HIL) và tác động trung bình (MIL) với trạng thái chưa khai thác (UL) theo tầng tán để tìm ra những cơ chế và quá trình sinh thái cơ bản nhất đang diễn ra trong lâm phần. Trên mỗi trạng thái rừng, 01 ô tiêu chuẩn 1 ha được thiết lập và điều tra đường kính ngang ngực (dbh), chiều cao, tên loài và tọa độ tương đối của tất cả cá thể cây có dbh ≥ 2,5 cm. Phương pháp phân tích mô hình điểm không gian một biến số và hai biến số được sử dụng để phân tích phân bố và quan hệ của cây rừng theo khoảng cách và kích thước cây ở ba tầng tán rừng: dưới tán, giữa tán và vượt tán. Kết quả phân tích đã chỉ ra được sự ổn định của cây rừng đối với trạng thái UL, trong khi quan hệ cạnh tranh giữa cây-cây được tìm thấy ở trạng thái HIL và MIL. Liên hệ với lý thuyết sinh thái cho thấy một số cơ chế sinh thái chính có khả năng điều chỉnh phân bố và quan hệ của cây rừng như: chết phụ thuộc mật độ, phát tán hạn chế và lý thuyết trung lập. Ảnh hưởng của việc khai thác chọn trong quá khứ đã tạo ra các xáo trộn cấu trúc không gian của rừng tự nhiên. Từ căn cứ này, các biện pháp lâm sinh có thể được đề xuất để giảm thiểu tính cạnh tranh, thúc đẩy khả năng sinh trưởng và quản lý rừng bền vững. Từ khóa: Hàm tương quan đặc tính, hàm tương quan theo cặp, khai thác chọn, phân tích mô hình không gian, rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cạnh tranh là cơ chế chính cấu tạo nên quần thể Phân bố không gian của cây rừng đã được tự nhiên và thể hiện thông

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.