tailieunhanh - Đánh giá cơ chế phá hủy dẻo của thép hợp kim bằng phương pháp nghiên cứu tham số mặt gẫy

Bài viết xác định một số tham số quan trọng của mặt gẫy và tiến hành nghiên cứu sự thay đổi của chúng trong mối tương quan với cơ tính của vật liệu, từ đó có những nhận định, đánh giá về quy luật của mặt gẫy phá hủy dẻo cũng như mối quan hệ giữa cơ chế phá hủy, tổ chức của thép với hình thái học của mặt gẫy. | Đánh giá cơ chế phá hủy dẻo của thép hợp kim bằng phương pháp nghiên cứu tham số mặt gẫy Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ PHÁ HỦY DẺO CỦA THÉP HỢP KIM BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THAM SỐ MẶT GẪY Lê Hải Ninh1, Đỗ Văn Minh2, Nguyễn Xuân Phương1, Nguyễn Huynh1, Nguyễn Văn Minh1, Vũ Tuấn Linh1 Tóm tắt: Phá hủy dẻo có vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành của các chi tiết. Việc đánh giá cơ chế phá hủy dẻo có nhiều phương pháp khác nhau nhưng chưa được thống nhất cũng như còn mang nhiều định tính. Sử dụng phương pháp nghiên cứu mặt gẫy để đánh giá cơ chế phá hủy là cách tiếp cận có cơ sở và tính thực tiễn cao. Bài báo xác định một số tham số quan trọng của mặt gẫy và tiến hành nghiên cứu sự thay đổi của chúng trong mối tương quan với cơ tính của vật liệu, từ đó có những nhận định, đánh giá về quy luật của mặt gẫy phá hủy dẻo cũng như mối quan hệ giữa cơ chế phá hủy, tổ chức của thép với hình thái học của mặt gẫy. Từ khóa: Mặt gẫy; Phá hủy dẻo; Ảnh lập thể; Mô hình bề mặt 3D; Các tham số hình học của mặt gẫy; Cơ chế phá hủy dẻo; Thép hợp kim. 1. MỞ ĐẦU Công nghệ hiện nay chưa cho phép chế tạo được thép sạch tuyệt đối. Do đó, bên trong kim loại luôn tồn tại các loại tạp chất hoặc lỗ xốp với mật độ, kích thước khác nhau, được sinh ra trong quá trình nấu luyện, tinh luyện, Trên thực tế, các nguyên tố bao gồm cả ôxy, nitơ, lưu huỳnh có trong thép đều có khả năng tạo tạp phi kim ở các cấp độ khác nhau (đơn giản hoặc phức hợp), chẳng hạn Al2O3, AlN, TiN, FeO, làm giảm chất lượng của thép. Các tạp chất này tồn tại làm mất tính liền khối của kim loại, là nguyên nhân trực tiếp gây ra các lỗ xốp, các khoảng trống (hố) trong lòng kim loại và là một trong các vị trí tập trung ứng suất, dễ bị phá hủy trong quá trình hoạt động của chi tiết [1-3]. Xét trên quan điểm năng lượng phá hủy, phá hủy giòn hay dẻo khác nhau ở mức độ hấp thụ năng lượng phá hủy. Phá hủy dẻo có khả năng hấp thụ năng lượng phá hủy cao

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.