tailieunhanh - Cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển bền vững thủy lợi nội đồng Đồng bằng sông Cửu Long - bài học kinh nghiệm từ tỉnh An Giang

Bài báo này phân tích thực trạng đầu tư của nhà nước, tư nhân, nông dân vào xây dựng, quản lý khai thác (QLKT) hệ thống thủy lợi nội đồng tại tỉnh An Giang, một tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị về cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển bền vững công trình thủy lợi nội đồng vùng ĐBSCL. | Cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển bền vững thủy lợi nội đồng Đồng bằng sông Cửu Long - bài học kinh nghiệm từ tỉnh An Giang KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ THAM GIA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TỈNH AN GIANG PG Đoàn Doãn Tuấn Trung tâm Tư vấn PIM Đỗ Vũ H ùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích canh tác nông nghiệp chiếm khoảng 25% của cả nước, nhưng đóng góp 54% sản lượng lúa và xấp xỉ 60% sản lượng thủy sản. Để có được nguồn lợi này phụ thuộc một phần vào hệ thống công trình thủy lợi nội đồng. Tuy nhiên, hiện nay các công trình thủy lợi nội đồng còn rất manh m ún với hàng vạn cống, bọng, máy bơm dầu. Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội vùng ĐBSCL, nhiều văn bản pháp lý của trung ương và địa phương đã được ban hành, nhấn mạnh việc đầu tư thay thế trạm bơm dầu, xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng để phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp theo chủ trương tăng cường xã hội hóa về đầu tư và quản lý khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng. Với số liệu điều tra năm 2011-2012, bài báo này phân tích thực trạng đầu tư của nhà nước, tư nhân, nông dân vào xây dựng, quản lý khai thác (QLKT) hệ thống thủy lợi nội đồng tại tỉnh An Giang, m ột tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm vùng ĐBSCL, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị về cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển bền vững công trình thủy lợi nội đồng vùng ĐBSCL. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, xã hội hóa, đầu tư, bơm dầu, bơm điện, hệ thống thủy lợi nội đồng, cơ chế khuyến khích sự tham gia, các thành phần kinh tế, phát triển bền vững Summary: Mekong River Delta, Vietnam, with total agricultural land being approximately 25% of the country land, contributes to 54% of the country rice and 60% of fishery productions. The agricultural .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.