tailieunhanh - Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên sư phạm - một giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của trường Đại học Phú Yên

Bài viết này nêu lên thực trạng và phương hướng nâng cao chất lượng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên sư phạm của Trường Đại học Phú Yên nói riêng trong thời gian tới. | Nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên sư phạm - một giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của trường Đại học Phú Yên KHOA HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN SƯ PHẠM - MỘT GIẢI PHÁP THEN CHỐT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Nguyễn Huy Vị, Lê Thị Kim Loan Trường Đại học Phú Yên TÓM TẮT Năng lực nghiệp vụ sư phạm đại học nói chung và đặc biệt nói riêng đối với giảng viên sư phạm ở các cơ sở đào tạo giáo viên hiện nay ở nước ta, là một điểm yếu cần phải được cấp thiết khắc phục. Trên cơ sở đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên sư phạm hiện nay trong phạm vi cả nước; và trên cơ sở Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương Khóa 8 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, bài viết này nêu lên thực trạng và phương hướng nâng cao chất lượng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên nói chung và đội ngũ giảng viên sư phạm của Trường Đại học Phú Yên nói riêng trong thời gian tới. Từ khóa: Nghiệp vụ sư phạm, thực trạng, phương hướng, nâng cao chất lượng. I. MỞ ĐẦU Trong dạy học hiện đại, giảng viên là người đóng vai trò chủ đạo, định hướng các vấn đề nghiên cứu và hướng dẫn cho sinh viên huy động các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Năng lực sư phạm của giảng viên thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động dạy học một cách hiệu quả; có khả năng tạo động cơ và lôi cuốn sinh viên tham gia vào các hoạt động học tập; biết cách tư vấn cho sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. Quá trình dạy học là một hệ thống nhất, tương tác hai chiều giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hiệu quả quá trình dạy học đạt được là nhờ sự đồng bộ của hai hoạt động này. Năng lực sư phạm của giảng viên ảnh hướng đến việc hình thành và phát triển năng lực .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN