tailieunhanh - Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để phát triển giáo dục đại học. Theo đó, quản lý nhà nước chỉ tập trung vào việc hoạch định chiến lược, quy hoạch; quy định các chuẩn chất lượng, hướng dẫn thực hiện, kiểm định chất lượng, minh bạch thông tin, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm. và quy định thống nhất về phân công và phân cấp trong giáo dục đại học. | Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay QUẢN LÝ - KINH TẾ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ENHANCING CURRENT UNIVERSITY EDUCATION MANAGEMENT IN VIETNAM ThS. Hồ Viết Thịnh Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 28/11/2018 Ngày phản biện đánh giá: 18/12/2018 Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/12/2018 Tóm tắt: Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để phát triển giáo đục đại học. Theo đó, quản lý nhà nước chỉ tập trung vào việc hoạch định chiến lược, quy hoạch; quy định các chuẩn chất lượng, hướng dẫn thực hiện, kiểm định chất lượng, minh bạch thông tin, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm. và quy định thống nhất về phân công và phân cấp trong giáo dục đại học. Từ khóa: Quản lý, Đại học, Giáo dục, Tăng cường Summary: The State should have policies to create conditions for mechanisms and policies to develop university education. Accordingly, state management only focuses on strategic planning and planning; prescribe quality standards, implementation guidance, quality accreditation, transparency of information, inspection, violation sanctions . and uniform regulations on assignment and decentralization in higher education. Keywords: Management, University, Education, Strengthening 1. Đặt vấn đề Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, giáo dục đại học đang giữ vai trò chủ chốt, kéo cả đoàn tàu giáo dục, kinh tế và văn hóa đất nước đi vào hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động. Mặt khác, chỉ có giáo dục đại học mới góp phần thực sự, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu giữa Việt Nam và các nước phát triển. Chính vì vậy, Nhà nước Việt Nam luôn xác định: đầu tư cho giáo dục cần được quan tâm và ưu tiên hàng đầu, giáo dục và đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của quốc gia. Điều này cũng được thể hiện rõ trong Luật Giáo dục được Quốc hội nước .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.