tailieunhanh - Đề cương môn học Công nghệ sinh học môi trường

đề cương môn học Công nghệ sinh học môi trường với các nội dung: khái niệm và quy luật cơ bản của công nghệ sinh học trong trong môi trường; vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt và tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn năng lượng thiên nhiên, năng lượng sinh học và hiệu quả sử dụng; ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải; ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp. | Đề cương môn học Công nghệ sinh học môi trường TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC (CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG) 1. Thông tin về giảng viên: Họ và tên: Lê Quốc Tuấn Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ Thời gian, địa điểm làm việc: Đại học Nông Lâm Địa chỉ liên hệ: Khoa Công nghệ Môi trường, ĐH Nông Lâm Điện thoại, email: 08-3722-0291; 0918-284-010, quoctuan@ Các hướng nghiên cứu chính: Hóa sinh học, Các quá trình sinh học, Vi sinh vật học trong đất và nước, Kim loại nặng: chức năng và độc tính, Độc chất học môi trường, Các hoạt chất cao phân tử. 2. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Công nghệ Sinh học Môi trường (Environmental Biotechnology) - Mã môn học: 12105 - Số tín chỉ: 3 - Môn học: Bắt buộc - Các môn học tiên quyết: Hóa sinh, Vi sinh Môi trường - Các môn học kế tiếp: Xử lý chất thải bằng kỹ thuật sinh học - Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 45 tiết + Nghe giảng lý thuyết: 18 tiết + Chuyên đề và báo cáo chuyên đề: 15 tiết + Thảo luận: 12 tiết + Tự học: 45 tiết - Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa Môi trường và Tài nguyên 3. Mục tiêu của môn học Môn học này giúp cho sinh viên nắm bắt được các quy luật và quá trình chuyển hóa vật chất trong môi trường tự nhiên và nhân tạo. Những ứng dụng cơ bản của công nghệ sinh học trong tái tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong xử lý môi trường, trong công nghiệp và nông nghiệp. Môn học làm rõ tầm quan trọng của vi sinh vật trong các quá trình chuyển hóa vật chất và ứng dụng chúng của chúng trong tự nhiên và trong thực tế. Tầm quan trọng của công nghệ sinh học thực vật đối với nông nghiệp và sự đa dạng sinh học cũng như sự tái tạo nguồn cung cấp năng lượng từ các vật liệu sinh học cũng được đề cập đến trong môn học này. 4. Tóm tắt nội dung môn học Nội dung

TỪ KHÓA LIÊN QUAN