tailieunhanh - Khả năng chịu sốc độ mặn và sự tương tác của độ mặn với nhiệt độ lên đặc điểm sinh học và sinh sản của loài copepoda Pseudodiaptomus annandalei

Để đánh giá ảnh hưởng của sốc độ mặn lên tỷ lệ nở, số naupli nở ra/cái, các cá thể copepoda cái mang hai bọc trứng được chia ngẫu nhiên vào 9 độ mặn (tổng số 27 đơn vị thí nghiệm, 12 cái/đơn vị thí nghiệm) trong 30 giờ. Ở thí nghiệm 2, tác động đồng thời của hai yếu tố độ mặn và nhiệt độ, naupli mới nở F1 được nuôi trong các cốc nhựa 1 lít cho tới khi quần thể trưởng thành 100% ở 2 nhiệt độ (30ºC và 34ºC) kết hợp với 7 độ mặn (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 ppt), mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp. Kích thước copepoda trưởng thành, sức sinh sản, tỷ lệ nở thành công, số naupli nở ra/copepoda được xác định. | Khả năng chịu sốc độ mặn và sự tương tác của độ mặn với nhiệt độ lên đặc điểm sinh học và sinh sản của loài copepoda Pseudodiaptomus annandalei Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2019 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC KHẢ NĂNG CHỊU SỐC ĐỘ MẶN VÀ SỰ TƯƠNG TÁC CỦA ĐỘ MẶN VỚI NHIỆT ĐỘ LÊN ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SINH SẢN CỦA LOÀI COPEPODA Pseudodiaptomus annandalei TOLERANCE TO SALINITY SHOCK AND SALINITY–TEMPERATURE INTERACTION ON SURVIVAL, BIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND REPRODUCTION OF THE COPE- POD Pseudodiaptomus annandalei Đoàn Xuân Nam¹, Phạm Quốc Hùng¹, Đinh Văn Khương¹ Ngày nhận bài: 08/08/2019; Ngày phản biện thông qua: 21/11/2019; Ngày duyệt đăng: 11/12/2019 TÓM TẮT Hai thí nghiệm được thực hiện để đánh giá khả năng chịu sốc độ mặn và sự tác động đồng thời của độ mặn và nhiệt độ lên tỷ lệ sống, sức sinh sản, tỷ lệ nở thành công, số naupli/cái và khả năng sinh sản của loài giáp xác chân chèo Pseudodiaptomus annandalei. Ở thí nghiệm 1, naupli, copepodit, copepoda đực và cái trưởng thành được kiểm tra khả năng chịu sốc độ mặn ở 9 nồng độ muối khác nhau: 0, 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40 ppt. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp, tổng số 27 đơn vị thí nghiệm. Tỷ lệ sống sau 24 giờ và 48 giờ được xác định. Để đánh giá ảnh hưởng của sốc độ mặn lên tỷ lệ nở, số naupli nở ra/cái, các cá thể copepoda cái mang hai bọc trứng được chia ngẫu nhiên vào 9 độ mặn (tổng số 27 đơn vị thí nghiệm, 12 cái/đơn vị thí nghiệm) trong 30 giờ. Ở thí nghiệm 2, tác động đồng thời của hai yếu tố độ mặn và nhiệt độ, naupli mới nở F1 được nuôi trong các cốc nhựa 1 lít cho tới khi quần thể trưởng thành 100% ở 2 nhiệt độ (30ºC và 34ºC) kết hợp với 7 độ mặn (5, 10, 15, 20, 25, 30, 35 ppt), mỗi nghiệm thức có 5 lần lặp. Kích thước copepoda trưởng thành, sức sinh sản, tỷ lệ nở thành công, số naupli nở ra/copepoda được xác định. Để tiến hành xác định khả năng sinh sản (số naupli sinh ra trong 10 ngày bởi mỗi copepoda cái), 50 đực và 50 cái được bố trí ngẫu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN