tailieunhanh - Thông tin Giáo dục Quốc tế và so sánh
Thông tin Giáo dục Quốc tế và so sánh với các bài viết: khủng hoảng trong các trường đại học công lập ở Malaysia; biên giới, tái lập biên giới và những khả năng mới cho giáo dục và xã hội. | Thông tin Giáo dục Quốc tế và so sánh Số 1 năm 2010 THƯ CỦA BAN BIÊN TẬP Thưa quý Thầy cô, các anh chị đồng nghiệp, các bạn sinh viên, Trường Đại học Hoa Sen xác định mục tiêu và sứ mệnh của mình là trở thành một trường đại học Việt Nam với chất lượng đào tạo được quốc tế công nhận. Phương châm của Hoa Sen là “cam kết hướng về chất lượng ưu tú”. Chúng tôi hiểu rằng việc thực hiện phương châm và sứ mệnh nêu trên là một hành trình không có hồi kết, một con đường đầy thử thách cam go và chắc chắn khó tránh khỏi nhiều sai lầm trong lúc tìm tòi thử nghiệm một ý tưởng mới hay cách làm mới. Để giảm bớt những sai lầm ấy, cũng như để khỏi phí thời gian công sức vào việc “phát minh ra cái bánh xe”, Đại học Hoa Sen tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Quốc tế và So sánh để tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong giáo dục đại học, trước hết là để phục vụ nhu cầu tự thân của Hoa Sen trong việc vươn lên hội nhập quốc tế, và cũng hy vọng những tri thức này hữu ích cho giới quản lý giáo dục trong nước. Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, và phải chấp nhận cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Làm sao chúng ta có thể đào tạo được những con người đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, nếu chúng ta không thay đổi hệ thống giáo dục đào tạo của mình theo những chuẩn mực quốc tế? Nghiên cứu giáo dục quốc tế và so sánh chính là nhằm học hỏi từ kinh nghiệm thành công và thất bại trong thực tiễn giáo dục của các nước, nhằm tìm ra con đường và giải pháp phù hợp cho Việt Nam. Ông bà ta dạy “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Nghiên cứu giáo dục quốc tế là để “biết người”, và so sánh là để “biết ta”. Có biết người đầy đủ mới có thể biết ta một cách sâu sắc. Chúng tôi tin rằng không chỉ giới quản lý nhà nước mới cần hiểu biết thấu đáo về cả giáo dục trong nước lẫn quốc tế để hoạch định chiến lược giáo dục quốc gia, mà từng giáo viên hay giảng viên cũng cần hiểu biết về giáo dục các nước, vì giảng viên là nhân .
đang nạp các trang xem trước