tailieunhanh - Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học – Số 10/2014

Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học – Số 10/2014 trình bày động lực chính sách trong giáo dục đại học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu tài liệu. | Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học – Số 10/2014 Thông tin Quốc tế về GDĐH số 10-2014 ĐỘNG LỰC CHÍNH SÁCH trong Giáo Dục Đại Học và hoạt động Nghiên Cứu Khoa Học 2 Lời giới thiệu Quản lý giáo dục đại học và hoạt động nghiên cứu khoa học đang là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nước nhằm nâng cao tác động hiệu quả của trường ĐH trong một bối cảnh đang thay đổi. Nền tảng của việc phân tích và thiết lập chính sách quản lý là những hiểu biết xác đáng về bối cảnh môi trường và động lực. Bản tin Thông tin Quốc tế về GDĐH số 10-2014 của Viện Đào tạo Quốc tế xin giới thiệu một phần trong chương 3 quyển sách “Giáo dục Đại học, Nghiên cứu và Đổi mới: Những Động lực Đổi thay” (Higher Education, Research, and Innovation: Changing Dynamics. UNESCO/INCHER-Kassel, 2009, 41 – 84 ) của hai tác giả V. Lynn Meek và Dianne Davies. Bài viết đem lại cho chúng ta một cách nhìn mới về vai trò và bản chất của trường ĐH, thêm vào đó là nhấn mạnh đến sứ mạng thứ ba của nhà trường, bên cạnh giảng dạy và nghiên cứu, là phục vụ cộng đồng xã hội. Sự phát triển của kinh tế tri thức, sự sụt giảm nguồn đầu tư công và đại chúng hóa GDĐH đã làm biến đổi sâu sắc bản chất của trường ĐH trên toàn thế giới, rất cần sự xem xét và nhìn nhận lại cho thấu đáo. Các tác giả đã phân tích những xu hướng nổi bật trong hai thập kỷ qua, như “thương mại hóa (mua bán tri thức và dịch vụ giáo dục như một thứ hàng hóa), tư nhân hóa (sở hữu tư nhân và/hoặc được tư nhân cung cấp nguồn tài chính), thị trường hóa (cho phép thị trường xác định cung cầu), và tự do hóa (hủy bỏ những rào cản thương mại và thúc đẩy giáo dục như một dịch vụ khả mại). Có người còn thêm vào một xu hướng nữa – toàn cầu hóa– và chỉ ra rằng nó chính là nguyên nhân sâu xa của các xu hướng trên đây” để từ đó chỉ ra cách tiếp cận mới với bản chất của GDĐH: thay vì nhìn trường ĐH như một thánh đường của tri thức như lối tiếp cận truyền thống, cách tiếp cận mới xem trường ĐH .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN