tailieunhanh - Bài giảng Chương 2: Các hệ sinh thái và tài nguyên vùng ven bờ
Nội dung của bài giảng trình bày hệ sinh thái cửa sông và vai trò trong hệ sinh thái; hệ sinh thái vùng triều vai trò trong hệ sinh thái; hệ sinh thái rừng ngập mặn vai trò trong hệ sinh thái; hệ sinh thái thảm cỏ biển vai trò trong hệ sinh thái; hệ sinh thái rạn san hô vai trò trong hệ sinh thái. | Bài giảng Chương 2: Các hệ sinh thái và tài nguyên vùng ven bờ Chương II Các Hệ Sinh thái và tài nguyên vùng ven bờ ThS Hoàng thị Thủy Bộ Môn Quản Lý Tài Nguyên và Du Lịch Sinh Thái Khoa Môi Trường và Tài Nguyên ĐH Nông Lâm Tp HCM Nội dung I. Hệ sinh thái cửa sông và vai trò trong hê sinh thái (*) II. Hệ sinh thái vùng triều vai trò trong HST(*) III. Hệ sinh thái rừng ngập mặn vai trò trong HST(**) IV. Hệ sinh thái thảm cỏ biển vai trò trong HST (**) V. Hệ sinh thái rạn san hô vai trò trong HST (**) (*): Theo đặc tính của nước (**): Theo đặc tính của thảm thực vật I. Hệ sinh thái cửa sông Phụ thuộc rất nhiều vào:chế độ thủy lý, thủy hóa • Độ đục (turbility):có số lượng lớn vật lơ lững trong nước vùng cửa sông, độ đục của thuỷ vực thường rất cao. Độ đục có giá trị cao nhất khi lượng nước ngọt chảy ra nhiều nhất và giảm dần khi ra phía cửa, nơi lượng nước biển ưu thế. Ảnh hưởng của độ đục là làm giảm đáng kể độ chiếu sáng, giảm quang hợp của thực vật phù du và thực vật đáy, giảm năng suất sinh học. Nếu độ đục quá cao, sinh khối thực vật phù du gần như không có và khối lượng vật chất hữu cơ được tạo thành chủ yếu bởi thực vật bãi lầy nổi. • Độ hòa tan ôxy (DO):Sự hoà tan oxy trong nước giảm theo quá trình tăng nhiệt độ và độ muối oxy thay đổi khi các thông số này biến thiên. Ở các cửa sông có độ sâu lớn, sẽ xuất hiện lớp đẳng nhiệt vào mùa hè và tồn tại sự phân tầng độ muối,trao đổi khí giữa lớp mặt giàu oxy và tầng đáy sâu diễn ra rất kém. Hiện tượng này cùng với hoạt động sinh học tích cực, sự trao đổi nước chậm gây ra sự thiếu oxy ở tầng đáy. •Quần xã sinh vật Động vật biển chiếm đa số ở vùng cửa sông xét về phương diện số lượng loài và được xếp vào hai phân nhóm: 1. Các động vật hẹp muối (stenohaline) không thể chịu được sự biến thiên độ muối và chỉ sống được ở vùng cửa sông với độ muối lớn hơn 25 0 Đây thực sự là những động vật sống ở biển. 2. Nhóm rộng muối (euryhaline) thích nghi được với độ muối 5 - 18 .
đang nạp các trang xem trước