tailieunhanh - Đặc điểm vi phẫu và khả năng chống oxy hóa của lá cà na (Elaeocarpus hygrophilus)

Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz, Elaeocarpaceae) là loài cây hoang dại, chịu nước, mọc nhiều trên vùng đất phèn, mặn. Quả cà na được dùng làm thực phẩm ở một số nước vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Cà na mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một nguồn nguyên liệu phong phú, dễ tìm, rẻ tiền nhưng cho đến nay, các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về loài cây này còn hạn chế. Vì thế đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu các đặc điểm vi phẫu và khả năng chống oxy hóa của cao chiết toàn phần và phân đoạn (n-hexan, cloroform, etylacetat, nước) từ lá Cà na bằng thử nghiệm DPPH với vitamin C làm chất đối chiếu. | Đặc điểm vi phẫu và khả năng chống oxy hóa của lá cà na (Elaeocarpus hygrophilus) Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 03 - 2018 ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA CỦA LÁ CÀ NA (ELAEOCARPUS HYGROPHILUS) Trì Kim Ngọc1*, Phạm Thành Trọng1, Huỳnh Ngọc Trung Dung1, Nguyễn Hữu Phúc1 và Võ Văn Lẹo2 1 Khoa Dược – Điều dưỡng, Trường Đại học Tây Đô (Email: pbkimngoc@) 2 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận: 28/3/2018 Ngày phản biện: 30/4/2018 Ngày duyệt đăng: 05/5/2018 TÓM TẮT Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz, Elaeocarpaceae) là loài cây hoang dại, chịu nước, mọc nhiều trên vùng đất phèn, mặn. Quả cà na được dùng làm thực phẩm ở một số nước vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, Cà na mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một nguồn nguyên liệu phong phú, dễ tìm, rẻ tiền nhưng cho đến nay, các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về loài cây này còn hạn chế. Vì thế đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu các đặc điểm vi phẫu và khả năng chống oxy hóa của cao chiết toàn phần và phân đoạn (n-hexan, cloroform, etylacetat, nước) từ lá Cà na bằng thử nghiệm DPPH với vitamin C làm chất đối chiếu. Kết quả phân tích cho thấy hoạt tính chống oxy hóa (% HTCO) ở nồng độ 20 µg/ml của cao etylacetat là cao nhất (92,82%) tương ứng với IC50 = 3,55 µg/ml, vitamin C có IC50 = 2,31 µg/ml, % HTCO ở nồng độ 20 µg/ml của các cao còn lại giảm dần theo thứ tự: cao nước (87,95%), cao cồn toàn phần (85,64%), cao cloroform (45,73%), cao n-hexan (3,85%). Từ khóa: HTCO, Cà na, chống oxy hóa, DPPH. Trích dẫn: Trì Kim Ngọc, Phạm Thành Trọng, Huỳnh Ngọc Trung Dung, Nguyễn Hữu Phúc và Võ Văn Lẹo, 2018. Đặc điểm vi phẩu và khả năng chống oxy hóa của lá Cà na (Elaeocarpus hygrophilus). Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô. 03: 114-122. *Dược sĩ Trì Kim Ngọc, Khoa Dược – Điều dưỡng, Trường Đại học Tây Đô 114 Tạp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN