tailieunhanh - Khám phá hang đá Long Môn nổi tiếng tại Trung Quốc

Tài liệu trình bày tổng quan về hang đá Long Môn; lịch sử hình thành; các điểm tham quan nổi tiếng tại hang đá Long Môn; nền phật giáo cổ xưa tại Long Môn thạch động; nền phật giáo cổ xưa tại Long Môn thạch động. | Khám phá hang đá Long Môn nổi tiếng tại Trung Quốc KHÁM PHÁ HANG ĐÁ LONG MÔN NỔI TIẾNG TẠI TRUNG QUỐC Trung Quốc là một đất nước có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới. Cùng với đó, quốc gia này có rất nhiều địa danh, thắng cảnh du lịch đẹp và nổi tiếng. Trong đó, hang đá Long Môn là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan hàng năm. Hang đá Long Môn nằm trên vách núi dựng đứng trên thung lũng Long Môn. TỔNG QUAN VỀ HANG ĐÁ LONG MÔN GIỚI THIỆU CHUNG Long Môn thạch động đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000. Đây là một công trình nổi bật của sự sáng tạo nghệ thuật của con người. Cụm hang đá Long Môn còn được xem là viện bảo tàng nghệ thuật điêu khắc đá của Trung Quốc. Hang đá Long Môn là một bằng chứng cho tài năng và sức sáng tạo của người dân Trung Hoa. Kết hợp cùng sự hoàn hảo của loại hình nghệ thuật và sự gói gọn của văn hóa nhà Đường. Hang đá Long Môn là một trong ba địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Có thể nói khu di tích khổng lồ này như là một bằng chứng cho tài năng và sức sáng tạo, đổi thay tạo hóa của người Trung Quốc nói riêng và loài người nói chung. Tên gọi của hang đá này được dịch theo nghĩa là “hang đá cổng rồng”. Tên Long Môn bắt nguồn từ sự giống nhau của hai dãy đồi cản trở dòng chảy của sông Y tới cổng Trung Hoa. Là điển hình đánh dấu lối vào phía nam của Lạc Dương. Kết hợp với phong cảnh hữu tình, non xanh nước biếc, khí hậu dễ chịu của vùng đất nơi đây. Long Môn đã trở thành địa điểm du lịch tự nhiên có rất nhiều lượt khách đổ về. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Trong khoảng thời gian Hoàng đế Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế dời đô đến Lạc Dương cũng là lúc hang đá Long Môn bắt đầu được tạc. Tức khoảng từ năm 471 – 477 SCN theo tài liệu xưa ghi lại. Phải mất đến hơn 400 năm sau để tạc xong hang đá này. Công việc này được tiếp tục lần lượt qua các triều đại Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc .