tailieunhanh - Thông tin Giáo dục Quốc tế và so sánh – Số 5/2010
Thông tin Giáo dục Quốc tế và so sánh – Số 5/2010 trình bày sự trỗi dậy của các trường đại học Châu Á; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho mọi người, xây dựng các trường đại học đẳng cấp quốc tế. | Thông tin Giáo dục Quốc tế và so sánh – Số 5/2010 Sự trỗi dậy của các trường đại học Châu Á là một chủ đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm rất lớn của cả phương Tây lẫn các nước châu Á, không chỉ trong giới giáo dục đại học mà còn trong giới chính trị và quản lý nhà nước, do tầm quan trọng của nó đối với việc đổi thay bản đồ địa chính trị trên thế giới. Vì vậy bài Diễn thuyết Thường niên Lần thứ bảy của giáo sư Richard Levin, do Viện Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Đại học của Anh tổ chức vào tháng 2-2010 về chủ đề này là một bài viết hết sức đáng chú ý . Giáo sư Levin là một tên tuổi lẫy lừng của giáo dục đại học Hoa Kỳ, hiệu trưởng đương nhiệm của Đại học Yale từ năm 1993. Ông nhấn mạnh triển vọng phát triển của các đại học Châu Á. Tuy nhiên, giáo sư Philip Altbach, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học của Đại học Boston, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Giáo dục So sánh của Hiệp hội Giáo dục Quốc tế và So sánh Hoa Kỳ, người có tên trong Từ điển Danh nhân Hoa Kỳ, thì có quan điểm khác. Theo giáo sư Altbach, hiện tượng trỗi dậy của các đại học châu Á cần được nhìn nhận toàn diện hơn. Ông đã viết về những “gót chân Achille” của châu Á trong bài “Phải chăng đây là thế kỷ của giáo dục đại học châu Á?”. Để mang lại cái nhìn nhiều chiều cho người đọc, Bản tin Thông tin Giáo dục Quốc tế và So sánh số 5 của Trường Đại học Hoa Sen xin giới thiệu cả hai bài của hai tác giả. Ban biên tập và người dịch trân trọng cảm ơn giáo sư Altbach, giáo sư Levin và Tạp chí Foreign Affairs, nơi giữ bản quyền bài viết của GS. Levin đã cho phép Đại học Hoa Sen dịch sang tiếng Việt và sử dụng bài viết này cho Bản tin. SỰ TRỖI DẬY CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÂU Á Richard Levin Tôi rất vui được có mặt nơi đây cùng quý vị tối nay, và thật là một vinh dự lớn lao cho tôi khi được mời trình bày bài Diễn thuyết Thường niên Lần thứ bảy tại Viện Nghiên cứu Chính sách Giáo dục Đại học. Tôi đứng trước mặt các bạn hôm nay với tư cách là người BẢN TIN GIÁO DỤC
đang nạp các trang xem trước