tailieunhanh - Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

Bài viết phân tích những nguyên nhân, bất cập của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật. | Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 06 - 2019 THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ Nguyễn Xuân Quang* và Đặng Nguyễn Phương Uyên Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (Email: nxquang@) Ngày nhận: 15/03/2019 Ngày phản biện: 11/4/2019 Ngày duyệt đăng: 11/5/2019 TÓM TẮT Trong nền kinh tế thị trường nhiều cơ hội và thách thức, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần căn cứ vào thước đo về tài sản là vật chất mà còn cả về thước đo đối với tài sản trí tuệ. Tài sản trí tuệ - một loại tài sản vô hình mà trong phạm vi bài viết ở đây là nhãn hiệu, một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp dễ bị xâm phạm. Để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung, nhãn hiệu nói riêng và chống lại mọi sự xâm phạm, chủ thể quyền đã sử dụng các phương thức pháp lý như tự bảo vệ mình hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cùng các văn bản liên quan cũng đã quy định cụ thể các chế tài dân sự, hành chính, hình sự nhằm bảo vệ chủ thể quyền khi có xảy ra hành vi xâm phạm. Tuy nhiên, dưới góc độ dân sự, có rất ít các trường hợp được giải quyết bằng biện pháp khởi kiện tại Tòa án. Bài viết này chúng tôi phân tích những nguyên nhân, bất cập của biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật. Từ khoá: Tài sản trí tuệ, nhãn hiệu, biện pháp dân sự, định giá tài sản trí tuệ, bồi thường thiệt hại. Trích dẫn: Nguyễn Xuân Quang và Đặng Nguyễn Phương Uyên, 2019. Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 06: 105-119. *Tiến sĩ Nguyễn Xuân Quang - Phó Trưởng Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN