tailieunhanh - Trọng tâm lí thuyết Sinh học 11

Tài liệu trình bày các lí thuyết trọng tâm môn Sinh học 11; giúp các em học sinh hệ thống kiến thức dễ dàng hơn; hỗ trợ quá trình củng cố kiến thức, luyện thi THPTQG môn Sinh học. Để nắm chi tiết nội dung tài liệu. | Trọng tâm lí thuyết Sinh học 11 TRỌNG TÂM LÍ THUYẾT SINH HỌC 11 CỦA TS. PHAN KHẮC NGHỆ - CHỈ DÀNH CHO LỚP VIP SINH I. Trao đổi nước: 1. Lí thuyết ghi nhớ: - Rễ là cơ quan hút nước, ion khoáng. - Nước và ion khoáng đi vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường (con đường gian bào và con đường tế bào chất). Cả hai con đường này đều phải đi qua tế bào nội bì và chịu sự kiểm soát của tế bào nội bì. Từ môi trường đất TB lông hút TB nhu mô Vỏ Nội bì Mạch gỗ. - Mạch gỗ (các tế bào chết), gồm 2 loại là quản bào và mạch ống. - Dịch mạch gỗ (di chuyển từ rễ lên lá): nước, ion khoáng và một số chất hữu cơ (axit amin, amit, vitamin, ). - Cần 3 lực để đẩy dòng mạch gỗ từ rễ lên lá (Lực áp suất rễ, lực trung gian, lực thoát hơi nước). - Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá và rễ. - Mạch rây (các tế bào sống) gồm ống rây và các tế bào kèm. Mạch rây vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá xuống rễ. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thẩu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. - Lá là cơ quan thoát hơi nước. Nước chủ yếu được thoát qua khí khổng, số ít được thoát qua cutin. Tốc độ thoát hơi nước phụ thuộc độ mở khí khổng. Ở cây chịu bóng, thoát nước qua cutin chiếm 1/4; ở cây ưa sáng thì qua cutin chiếm không quá 1/10. - Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt của lá, tạo động lực phía trên để kéo nước, làm khí khổng mở để hút CO2 vào cho quang hợp. - Mặt dưới của lá thường thoát hơi nước mạnh hơn mặt trên của lá (Vì ở hầu hết các loài cây, mặt trên của lá có ít khí khổng và có cutin dày hơn mặt dưới). - Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, ion khoáng,. đều ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp thông qua sự đóng mở khí khổng. 2. Lí thuyết suy luận: - Chất khoáng hòa tan trong nước thành các ion. Cây chỉ hút khoáng dưới dạng ion hòa tan. - Nước xâm nhập và rễ theo cơ chế thẩm thấu: Di chuyển thụ động từ nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp) đến nơi có thế nước thấp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN