tailieunhanh - Lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững - Nghiên cứu điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Mục tiêu của việc xây dựng Tài liệu “Hướng dẫn lựa chọn công nghệ phù hợp trong quản lý chất thải rắn bền vững” nhằm hỗ trợ cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp đối với quản lý chất thải rắn bền vững theo bối cảnh của mỗi địa phương. Xây dựng hệ thống tiêu chí là yêu cầu bắt buộc trong lựa chọn công nghệ phù hợp. Quản lý chất thải rắn bền vững sẽ đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, giảm đáng kể khối lượng chất thải rắn được chôn lấp, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Một nghiên cứu điển hình về lựa chọn các tiêu chí và công nghệ phù hợp dựa vào điều kiện của Tp. Hồ Chí Minh được trình bày trong tài liệu hướng dẫn. Theo đó, tài liệu hướng dẫn này cũng có thể được áp dụng cho các địa phương khác trong cả nước. | Lựa chọn công nghệ trong quản lý chất thải rắn bền vững - Nghiên cứu điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Lựa chọn công nghệ trong Quản lý chất thải rắn bền vững Nghiên cứu điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả Nguyễn Thị Phương Loan Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng về Công nghệ và Quản lý Môi Trường Đại học Văn Lang, Việt Nam & Sandhya Babel and Alice Sharp Viện Công nghệ Quốc tế Sirindhorn, Đại học Thammasat, Thai Lan Tổ chức tài trợ Asia Pacific Network for Global Change Research (APN) ii Lời nói đầu Quản lý chất thải rắn không phù hợp gây ra các tác động rất lớn đến môi trường (nước, không khí, và đất), ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như lãng phí nguồn tài nguyên. Số lượng chất thải rắn phát sinh ở các nước đang phát triển có tốc độ đô thị hóa nhanh đã tăng lên rất đáng kể trong những năm qua. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á, cũng như thuộc nhóm các nước phát triển kinh tế cao nhất thế giới. Bên cạnh việc phát triển kinh tế nhanh, Việt Nam được xếp hạng 14 trong nhóm các quốc gia đông dân nhất trên thế giới với dân số khoảng 95 triệu người trong năm 2017. Thành phố Hồ Chí Minh () là một đô thị đặc biệt và là một trung tâm về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, và khoa học công nghệ của Việt Nam. Tổng diện tích hành chính của là km2, bao gồm 24 quận/huyện trong đó có 19 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành với dân số trên 9 triệu người. Từ năm 1992 đến 2016, khối lượng chất thải rắn phát sinh đã tăng rất nhanh từ tấn/ ngày lên tấn/ngày. Hiện nay hệ thống quản lý chất thải rắn tại chưa thật sự hiệu quả theo đó các vấn đề khó khăn gặp phải là thiếu nhân sự có năng lực, thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật đối với tái chế, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và phân loại chất thải tại nguồn chưa được thực hiện trên toàn thành phố. Vì thế việc xây

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.